Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 8959
Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
- A.Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
- B.Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
- C.Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
- D.Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 8960
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 5 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là
- A.10 N.
- B.20 N.
- C. 30 N.
- D.40 N.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 8961
Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là
- A.7 N.
- B.5 N.
- C.1 N.
- D.12 N.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 8962
Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?
- A.7 N.
- B. 13 N.
- C.20 N.
- D. 22 N.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 8963
Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là
- A.90o.
- B.30o.
- C.45o.
- D.60o.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 8964
Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là
- A.28 N.
- B.20 N.
- C.4 N.
- D.26,4 N.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 8965
Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động
- A.thẳng.
- B.thẳng đều.
- C.biến đổi đều.
- D.tròn đều.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 8966
Lực và phản lực của nó luôn
- A.Khác nhau về bản chất.
- B.Xuất hiện và mất đi đồng thời.
- C.Cùng hướng với nhau.
- D.Cân bằng nhau.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 8967
Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực?
- A.Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
- B.Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau.
- C.Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
- D.Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 8968
Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì
- A.Vận tốc của vật không đổi.
- B.Vật đứng cân bằng.
- C.Gia tốc của vật tăng dần.
- D.Gia tốc của vật không đổi.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 8969
Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi
- A.Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.
- B.Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
- C.Hai lực thành phần vuông góc với nhau.
- D.Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 8970
Khi một em bé kéo chiếc xe đồ chơi trên sân. Vật nào tương tác với xe?
- A.Sợi dây.
- B.Mặt đất.
- C.Trái Đất.
- D.Cả ba vật đó.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 8971
Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì
- A.Vật đó dừng lại ngay.
- B.Vật có chuyển động thẳng đều với vận tốc v.
- C. Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
- D.Đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 8972
Chọn câu phát biểu đúng
- A.Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.
- B.Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
- C.Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
- D.Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 8973
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì
- A. Lực ma sát.
- B.Phản lực.
- C.Lực tác dụng ban đầu.
- D.Quán tính.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 8974
Cặp lực - phản lực không có tính chất nào sau đây?
- A.là cặp lực trực đối
- B.tác dụng vào 2 vật khác nhau.
- C. xuất hiện thành cặp.
- D.là cặp lực cân bằng.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 8975
Câu nào sau đây trả lời đúng?
- A.Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
- B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật.
- C.Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
- D.Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 8976
Cho 2 lực đồng qui có cùng độ lớn F. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng F?
- A.00.
- B.600.
- C.900.
- D.1200.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 8977
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7 N và 10 N. Trong các giá trị sau giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
- A.1 N.
- B.2 N.
- C.16 N.
- D.18 N.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 8978
Lực F = 10 N có thể được phân tích thành hai lực thành phần có độ lớn
- A.30 N và 50 N.
- B.3 N và 5 N.
- C.6 N và 8 N.
- D.15 N và 30 N.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 8979
Hợp lực của hai lực F1 = 30 N và F2 = 60 N là một lực có thể
- A.nhỏ hơn 20 N.
- B.lớn hơn 100 N.
- C. vuông góc với F1.
- D.vuông góc với F2.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 8980
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực?
- A.Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
- B.Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
- C.Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
- D.Trong hệ SI, đơn vị của lực là Niutơn.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 8981
Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì :
- A.vận tốc của vật không đổi.
- B.vật đứng cân bằng.
- C.gia tốc của vật tăng dần.
- D.gia tốc của vật không đổi.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 8982
Điều nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực?
- A.Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg.
- B.Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất.
- C.Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- D.Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 8983
Gọi P và Pbk là trọng lượng và trọng lượng biểu kiến của một vật.
Hiện tượng tăng trọng lượng ứng với trường hợp nào sau đây?
- A.Pbk = P
- B. Pbk < P
- C.Pbk > P
- D.Pbk ≠ P
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 8984
Đối với một hệ vật thì:
- A.nội lực không gây gia tốc cho hệ.
- B.ngoại lực không gây gia tốc cho hệ.
- C.các vật trong hệ phải có khối lượng không lớn lắm.
- D.các vật trong hệ phải đứng yên.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 8985
Khi tàu vũ trụ chuyển động trên quỹ đạo quanh Trái Đất thì nhà du hành vũ trụ trong khoang tàu ở trạng thái:
- A.tăng trọng lượng.
- B.giảm trọng lượng.
- C.mất trọng lượng.
- D. trọng lượng không thay đổi so với khi ở trên mặt đất.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 8986
Khi thang máy đi lên nhanh dần đều thì người đứng trong thang máy sẽ ở trạng thái:
- A.tăng trọng lượng.
- B.giảm trọng lượng.
- C.mất trọng lượng.
- D.trọng lượng không thay đổi so với khi thang máy đứng yên.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 8987
Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực?
- A.Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy.
- B.Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.
- C.Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.
- D.Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tát cả các vectơ lực thành phần.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 8988
Lực tác dụng và phản lực của nó luôn:
- A.khác nhau về bản chất.
- B.xuất hiện và mất đi đồng thời.
- C.cùng hướng với nhau.
- D. cân bằng nhau.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 8989
Hiện tượng mất trọng lực xảy ra trong trường hợp nào sau đây:
- A.Trên tàu biển đang chạy rất xa bờ.
- B.Trên xe ô tô.
- C.Trong con tàu vũ trụ đang bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất.
- D.Trên Mặt trăng.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 8990
Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc \(\overrightarrow {\rm{v}} \) . Kết luận nào sau đây là đúng?
- A.Không có lực nào tác dụng lên vật, hoặc là có các lực tác dụng lên vật nhưng chúng đã cân bằng nhau.
- B.Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
- C.Vật không chịu tác dụng của lực ma sát.
- D.Gia tốc của vật không thay đổi.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 8991
Một vật đang chuyển động với vận tốc tức thời là v. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi, khi đó vật sẽ:
- A.dừng lại ngay
- B.chuyển động thẳng đều với vận tốc v.
- C.chuyển động nhanh dần đều.
- D.chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 8992
Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật:
- A.chuyển động thẳng đều so với Trái Đất.
- B.đứng yên so với Trái Đất.
- C.chuyển động có gia tốc sao với Trái Đất.
- D.là Trái Đất.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 8993
Gọi là hợp lực của hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) , độ lớn tương ứng của các lực là F, F1, F2. Biểu thức nào sau đây là đúng trong mọi trường hợp?
- A.\(\overrightarrow {{\rm{F }}} {\rm{ = }}\overrightarrow {{\rm{ }}{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} {\rm{ + }}\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \)
- B.F = F1 + F2
- C.\({\rm{F = }}\sqrt {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}^{\rm{2}}{\rm{ + }}{{\rm{F}}_{\rm{2}}}^{\rm{2}}} \)
- D.F = F1 = F2
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 8994
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N và 6 N. Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu ?
- A.9N.
- B.1 N.
- C. 6N.
- D.Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 8995
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N và 10 N. Hỏi góc giữa hai lực 6 N và 8 N bằng bao nhiêu ?
- A.30°.
- B.60°.
- C.45°.
- D.90°.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 8996
Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây ? Cho biết góc giữa cặp lực đó.
- A.3 N, 15 N ; 120°.
- B.3 N, 13 N ; 180°.
- C.3 N, 6 N ; 60°.
- D.3 N, 5 N ; 0°.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 8997
Câu nào đúng ?
Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể
- A.nhỏ hơn F.
- B.lớn hơn 3F.
- C.vuông góc với lực F.
- D.vuông góc với lực 2F.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 8998
Một cầu thang đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lưc căng lớn nhất khi
- A.vật được nâng lên thẳng đều.
- B.vật được đưa xuống thẳng đều.
- C.vật được nâng lên nhanh dần.
- D. vật được đưa xuống nhanh dần.