40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Thành phần tế bào môn Sinh học 10

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 15989

     Dựa vào tỉ lệ về khối lượng trong cơ thể người, em hãy cho biết nguyên tố nào dưới đây không cùng nhóm với những nguyên tố còn lại ? 

    • A.Cl
    • B.Zn
    • C.Cu 
    • D.Mg
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 15991

    Trong cơ thể người, nguyên tố nào chiếm tỉ lệ % về khối lượng lớn nhất ? 

    • A.S
    • B.N
    • C.C
    • D.O
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 15993

    Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng ... khối lượng cơ thể sống. 

    • A.98%
    • B.90%
    • C.96% 
    • D.85%
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 15995

    Tính chất nào của nước là nền tảng của nhiều đặc tính hoá – lí, khiến nó trở thành nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống ? 

    • A.Tính phân cực
    • B.Tính bay hơi
    • C.Tính dẫn nhiệt 
    • D.Tính dẫn điện
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 15997

    Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ? 

    • A.C
    • B.O
    • C. N 
    • D.P
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 15999

    Đường nho là tên gọi khác của 

    • A.mantôzơ.
    • B.galactôzơ.
    • C.glucôzơ. 
    • D.fructôzơ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 16001

    Dựa vào số lượng đơn phân, em hãy cho biết loại cacbohiđrat nào dưới đây không cùng nhóm với các cacbohiđrat còn lại ? 

    • A.Lactôzơ
    • B.Xenlulôzơ
    • C.Saccarôzơ 
    • D.Mantôzơ
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 16003

    Mỗi phân tử mỡ có cấu tạo như thế nào ? 

    • A.Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.
    • B.Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 1 axit béo.
    • C.Gồm 3 phân tử glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat. 
    • D.Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 3 axit béo.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 16006

    Khi sử dụng quá nhiều đường, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nào dưới đây ? 

    • A.Gout
    • B. Béo phì
    • C.Phù chân voi 
    • D.Viêm não Nhật Bản
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 16009

    Loại vitamin nào dưới đây không phải là một dạng lipit ? 

    • A. Vitamin C
    • B.Vitamin A
    • C. Vitamin E 
    • D.Vitamin D
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 16013

    Trong cơ thể người, loại prôtêin nào dưới đây đóng vai trò bảo vệ ? 

    • A. Intefêron 
    • B.Hêmôglôbin
    • C.Côlagen   
    • D.Cazêin
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 16017

    Ở các loại prôtêin, dạng cấu trúc nào được tạo thành từ hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit ? 

    • A.Cấu trúc bậc 1
    • B.Cấu trúc bậc 3
    • C.Cấu trúc bậc 4 
    • D.Cấu trúc bậc 2
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 16021

    Đâu không phải là một trong những chức năng chính của prôtêin ? 

    • A.Là nguồn năng lượng dự trữ chủ yếu của cơ thể
    • B.Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh
    • C.Vận chuyển các chất 
    • D.Bảo vệ cơ thể
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 16025

    Trong cơ thể người, hêmôglôbin có chức năng gì ? 

    • A.Bảo vệ cơ thể
    • B. Vận chuyển khí
    • C.Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh 
    • D.Thu nhận thông tin
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 16029

    Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo đa phân, đơn phân là 

    • A.nuclêôtit. 
    • B.axit béo.
    • C.glucôzơ.  
    • D.axit amin.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 16033

    Enzim đặc biệt mẫn cảm với nhân tố vô sinh nào dưới đây ? 

    • A. Tốc độ gió  
    • B.Nhiệt độ
    • C.Ánh sáng    
    • D.Áp suất
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 16037

    Trong số các phân tử hữu cơ cấu thành nên sự sống thì loại nào có chức năng đa dạng nhất ? 

    • A.Lipit  
    • B.Polisaccarit
    • C.Prôtêin   
    • D.Axit nuclêic
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 16041

    Trong phân tử prôtêin, giữa các đơn phân liền kề nhau luôn tồn tại loại liên kết nào dưới đây ? 

    • A. Liên kết đisunfua  
    • B.Liên kết hiđrô
    • C.Liên kết peptit   
    • D.Liên kết glicôzit
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 16045

    Dựa vào chức năng, em hãy cho biết loại prôtêin nào dưới đây không cùng nhóm với những prôtêin còn lại ? 

    • A.Cazêin 
    • B.Êlastin
    • C.Kêratin    
    • D.Côlagen
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 16049

    Trong các phân tử prôtêin, hình ảnh không gian ba chiều được thể hiện ở những bậc cấu trúc nào ? 

    • A.Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
    • B.Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
    • C.Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 
    • D.Cấu trúc bậc 2 và bậc 4
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 16053

    Nuclêôtit – đơn phân của ADN – được cấu tạo từ mấy thành phần chính ? 

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.4
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 16057

    Người ta gọi tên các loại đơn phân của ADN dựa vào thành phần nào ? 

    • A.Đường đêôxiribôzơ 
    • B.Đường ribôzơ
    • C.Bazơ nitơ    
    • D.Nhóm phôtphat
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 16061

    Nhóm sinh vật nào dưới đây có vật chất di truyền trong nhân ở dạng mạch vòng ? 

    • A.Động vật 
    • B.Thực vật
    • C.Nấm   
    • D. Vi khuẩn
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 16066

    Ở sinh vật nhân thực, liên kết bổ sung (A – T ; G – X) không tồn tại ở loại axit nuclêic nào dưới đây ? 

    • A.ADN
    • B.rARN
    • C. tARN   
    • D.mARN
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 16071

    Phân tử hữu cơ nào dưới đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ? 

    • A.Phôtpholipit 
    • B. tARN
    • C.Tinh bột   
    • D.Xenlulôzơ
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 16076

    Loại bazơ nitơ nào dưới đây không có trong cấu tạo của ARN ? 

    • A.U
    • B.A
    • C.T
    • D.X
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 16081

    Việc giám định pháp y hay xác định các mối quan hệ huyết thống hiện nay đều chủ yếu dựa trên kết quả phân tích 

    • A.ADN
    • B.ARN.
    • C.prôtêin.    
    • D.hình thái bên ngoài.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 16086

    Cấu trúc của phân tử ADN mạch kép được hình thành dựa trên những nguyên tắc nào ? 

    • A.Nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung
    • B.Nguyên tắc bảo tồn và nguyên tắc đa phân
    • C.Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo tồn 
    • D.Nguyên tắc đa phân, nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 16092

    Trong cấu tạo của nuclêôtit loại T của ADN và nuclêôtit loại U của mARN có bao nhiêu thành phần giống nhau ? 

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.0
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 16097

    “Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin” ; “Là thành phần chủ yếu của ribôxôm” ; “Truyền đạt thông tin di truyền” lần lượt là các chức năng tương ứng của 

    • A.tARN ; mARN ; rARN.
    • B.tARN ; rARN ; mARN.
    • C.rARN ; mARN ; tARN. 
    • D.mARN ; tARN ; rARN.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 16102

    Trong cơ thể người, nguyên tố nào dưới đây chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% về khối lượng ?  

    • A.Mo
    • B.Mg
    • C.Cl    
    • D.P
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 16107

     Trong cơ thể người, nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố đa lượng ? 

    • A.Na
    • B.K
    • C. Fe    
    • D.Ca
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 16113

    Đường nào dưới đây là đường đơn ? 

    • A.Đường sữa  
    • B.Đường mía
    • C.Đường mạch nha   
    • D.Đường trái cây
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 16118

    Loại cacbohiđrat nào dưới đây không đảm nhiệm vai trò là nguồn dự trữ năng lượng ? 

    • A.Xenlulôzơ 
    • B.Tinh bột
    • C.Glicôgen   
    • D.Lactôzơ
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 16123

    “Kị nước” là đặc tính nổi trội nhất của nhóm chất hữu cơ nào ? 

    • A.Cacbohiđrat 
    • B. Lipit
    • C.Prôtêin   
    • D.Axit nuclêic
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 16128

    Colestêron – thành phần quan trọng cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào người và động vật – có bản chất hoá học là 

    • A.mỡ.
    • B.dầu.
    • C.phôtpholipit.   
    • D.stêrôit.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 16133

    Có khoảng bao nhiêu loại axit amin tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin ? 

    • A.25 loại  
    • B. 19 loại
    • C. 20 loại    
    • D.22 loại
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 16138

    Theo mô hình cấu trúc ADN của J. Watson và F. Crick thì ở mỗi nuclêôtit, gốc đường liên kết với nhóm phôtphat của nuclêôtit liền kề ở vị trí cacbon số mấy ? 

    • A.Tại vị trí cacbon số 3
    • B.Tại vị trí cacbon số 1
    • C.Tại vị trí cacbon số 4 
    • D. Tại vị trí cacbon số 5
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 16143

    Trong các đặc điểm dưới đây, đâu là đặc điểm chung của mọi ARN ở sinh vật nhân thực ? 

    • A.Có khả năng tự nhân đôi.
    • B.Có cấu trúc xoắn kép cục bộ.
    • C.Có cấu tạo mạch đơn. 
    • D.Chỉ được tổng hợp ở ngoài nhân.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 16148

    Trong mỗi phân tử đường mía có bao nhiêu nguyên tử cacbon ? 

    • A.5
    • B.11
    • C.12
    • D.6

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?