40 câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Lipit môn Hóa học lớp 12

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 160233

    Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol ? 

    • A.tristearin    
    • B.metyl axetat 
    • C.metyl fomat    
    • D.benzyl axetat
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 160234

    Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất ? 

    • A.triolein 
    • B.tripanmitin 
    • C. tristearin     
    • D.trilinolein
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 160235

    Triolein không phản ứng với chất nào sau đây ? 

    • A.H2 (có xúc tác)  
    • B. dung dịch Br2
    • C.dung dịch NaOH     
    • D.Cu(OH)2
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 160236

    Phát biểu nào dưới đây không đúng ? 

    • A.Chất béo không tan trong nước.
    • B.Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.
    • C.Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố. 
    • D. Chất béo còn có tên là triglixerit.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 160237

    Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là 

    • A.CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
    • B.HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.
    • C.CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa. 
    • D.CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 160238

    Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là 

    • A.0,20.    
    • B.0,15. 
    • C.0,30.   
    • D.0,18.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 160239

    Phát biểu nào sau đây không đúng ? 

    • A.Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun. nóng có xúc tác Ni.
    • B.Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước,
    • C.Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm, 
    • D.Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 160240

    Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2 là 

    • A.57,2.
    • B.52,6.
    • C.53,2.    
    • D.42,6.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 160241

    Số đồng phân của hợp chất hữu cơ có CTPT C3H6O2 có thể tác đụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với kim loại Na là 

    • A.3
    • B.2
    • C.4
    • D.5
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 160242

    Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ? 

    • A.C4H9OH 
    • B.C3H7COOH  
    • C.CH3COOC2H5     
    • D. C6H5OH
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 160243

    Chất nào sau đây khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc ? 

    • A.HCOOC2H5  
    • B.CH3COOCH3
    • C.CH3COOC2H5  
    • D.CH3COOCH2CH=CH2
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 160244

    Thuỷ phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi I hoá Y tạo ra sản phẩm là Z. Chất X không thể là 

    • A.etyi axetat.   
    • B.etylen glicol oxalat.
    • C.vinyl axetat.      
    • D. isopropyl propionat.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 160245

    Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH cho sản phẩm là 1 muối hữu cơ và 2 ancol ? 

    • A.CH2(COOC2H5)2 
    • B.(C2H5COO)2C2H4
    • C.CH3COOC2H4OOCH  
    • D.CH3OOC-COOC2H5
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 160246

    Hai chất hữu cơ X và Y đều có khối lượng phân tử bằng 60. Chất X có khả năng phản ứng với Na, NaOH và Na2CO3. Chất Y phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. CTCT của X và Y lần 

    • A.CH3-COOH, CH3-COO-CH3
    • B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
    • C.H-COO-CH3, CH3-COOH.  
    • D.CH3-COOH H-COO-CH3
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 160247

    Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X. Cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là 

    • A.53,16.  
    • B.57,12.  
    • C.60,36.   
    • D.54,84.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 160248

    Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipit là: 

    • A. 210
    • B.150
    • C.187 
    • D.200
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 160249

    Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. tính chỉ số axit chủa chất béo đó. 

    • A.6
    • B.5
    • C.7
    • D.8
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 160250

    Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X đó cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X và tính lượng KOH cần trung hòa 4 gam chất béo có Y chỉ số axit bằng 7. 

    • A.5 và 14mg KOH
    • B.4 và 26mg KOH
    • C.3 và 56mg KOH 
    • D.6 và 28mg KOH
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 160251

    Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu? 

    • A.26,0
    • B.86,2
    • C.82,3 
    • D.102,0
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 160252

    Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng. 

    • A.112  
    • B.124      
    • C.224          
    • D.214
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 160253

    Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearate. 

    • A.702,63g   
    • B.789,47g      
    • C.704,84g        
    • D. 805,46g
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 160254

    Một loại mỡ chứa 50% olein (glixerol trioleat) 30% panmitin (glixerol tripanmitat) và 20% stearin (glixerol tristearat). Viết phương trình phản ứng điều chế xà phòng từ loại mỡ trên. Tính khối lượng xà phòng và khối lượng glixerol thu được từ 100kg mỡ đó. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. 

    • A. 102,3 g và 23,4g   
    • B.213g và 11g
    • C.103,2g và 10,7g         
    • D.224g và 32g
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 160255

    Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%. 

    • A.1,428
    • B.1,028
    • C. 1,513 
    • D.1,628
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 160256

    Giả sử một chất béo có công thức:

        Muốn điều chế 20 kg xà phòng từ chất béo này thì cần dùng bao nhiêu kg chất béo này để tác dụng với dung dịch xút? Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn. 

    • A.19,37 kg chất béo
    • B.21,5 kg
    • C.25,8 kg 
    • D.Một trị số khác
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 160257

    Câu nào sau đây đúng?

    Dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy: 

    • A.Khác nhau hoàn toàn
    • B.Giống nhau hoàn toàn
    • C.Chỉ giống nhau về tính chất hoá học. 
    • D.Đều là lipit.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 160258

    Câu nào sau đây sai? 

    • A.Lipit là một loại chất béo
    • B.Lipit có trong tế bào sống
    • C.Lipit không hoà tan trong nước 
    • D. Lipit là một loại este phức tạp
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 160259

    Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn có khối lượng là: 

    • A.3,28 gam
    • B.10,40 gam
    • C.8,56 gam 
    • D.8,20 gam
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 160260

    Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là: 

    • A.50,0%
    • B.75,0% 
    • C.62,5% 
    • D.55,0%
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 160261

    Phát biểu nào sau đây không đúng ? 

    • A.Chất béo là trieste của glyxerol và các monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh
    • B.Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
    • C.Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. 
    • D. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 160262

    Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây ? 

    • A.Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
    • B.Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật 
    • C.Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật. 
    • D.Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trone thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 160263

    Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần và glixerol. Trong phân tử X có 

    • A. 3 gốc C17H35COO. 
    • B. 2 gốc C15H31COO.
    • C.2 gốc C17H35COO.        
    • D.3 gốc C15H31COO.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 160264

    Hãy chọn nhận định đúng: 

    • A.Lipit là chất béo.
    • B.Lipit là tên gọi chung của dầu mỡ động, thực vật.
    • C.Lipit là este của glixerol với các axit béo. 
    • D.Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 160265

    Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là 

    • A.chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.
    • B.các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hoá chất béo.
    • C.sản phẩm của công nghệ hoá dầu. 
    • D. có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 160266

    Trong thành phần của xà phòng và của chất giặt rửa thường có một số este. Vai trò của các este này là 

    • A.làm tăng khả năng giặt rửa
    • B.tạo hương thơm mát, dễ chịu
    • C.tạo màu sắc hấp dẫn. 
    • D.làm giảm giá thành của xà phòng và chất giặt rửa.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 160267

    Có các nhận định sau:

    1. Chất béo là những este.

    2. Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.

    3. Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.

    4. Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.

    5. Chất béo lỏng thường là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.

    Các nhận định đúng là 

    • A.1, 3, 4, 5. 
    • B.1, 2, 3, 4, 5.   
    • C.1, 2, 4. 
    • D.1, 4, 5.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 160268

    Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa: 

    • A.vì bồ kết có thành phần là este của glixerol.
    • B. vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh (hoặc khử mạnh).
    • C.vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực”. 
    • D.Cả B và C.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 160269

    Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng vì nguyên nhân nào sau đây? 

    • A.Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
    • B.Vì gây hại cho da tay.
    • C.Vì gây ô nhiễm môi trường. 
    • D.Cả A, B, C.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 160270

    Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác củacác enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành 

    • A.axit béo và glixerol
    • B.axit cacboxylic và glixerol
    • C.CO2 và H2
    • D.NH3, CO2, H2O
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 160271

    Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được 

    • A.glixerol và axit béo               
    • B.glixerol và muối natri của axit béo
    • C.glixerol và axit cacboxylic        
    • D.glixerol và muối natri của axit cacboxylic
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 160272

    Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste tối đa được tạo ra là 

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?