40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Hợp chất của Nitơ Hóa học 11

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 94460

    Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là 

    • A.1s22s22p1
    • B.1s22s22p5.
    • C.1s22s22p63s23p2.  
    • D.1s22s22p3.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 94462

    Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng trực tiếp với ôxi tạo ra hợp chất X. Công thức của X là 

    • A.N2O. 
    • B.NO2
    • C.NO.     
    • D.N2O5.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 94464

    Nitơ thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ? 

    • A.H2
    • B.O2.
    • C.Mg.   
    • D.Al.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 94466

    Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây ? 

    • A.Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.
    • B.Nhiệt phân muối bạc nitrat.
    • C.Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng. 
    • D.Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 94468

    Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do 

    • A.trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền.
    • B.trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
    • C.nguyên tử nitơ có độ âm điện kém hơn oxi. 
    • D.nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 94470

    Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là 

    • A.37,5%. 
    • B. 25,0%.  
    • C.50%.   
    • D.75%.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 94472

    Hỗn hợp N2 và H2 trong bình phản ứng ở nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất các khí trong bình thay đổi 5% so với áp suất ban đầu. biết rằng số mol Nđã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm số mol N2 trong hỗn hợp ban đầu là 

    • A.20%
    • B.25%
    • C.10%.    
    • D.5%.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 94474

    Hỗn hợp khi X gồm N2 và Hcó tỉ khối hơi so với He bằng 1,8. Đun nóng trong bình kín một thời gian (có bột Fe làm xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơn số với He bằng 2. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là 

    • A.10%.
    • B. 20%
    • C.25%.    
    • D.5%.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 94476

    Tính bazơ của NH3 do 

    • A.trên N còn cặp e tự do.
    • B.phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
    • C.NH3 tan được nhiều trong nước. 
    • D.NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 94478

    Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã 

    • A.Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
    • B.Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
    • C.nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3
    • D.Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 94480

    Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ? 

    • A.P2O5.   
    • B.H2SO4 đặc
    • C.CuO bột.   
    • D.NaOH rắn.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 94482

    Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa ? 

    • A.2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
    • B.2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
    • C.4NH+ 5O2 → 4NO + 6H2
    • D.2HN3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 94484

    Muối được làm bột nở trong thực phẩm là 

    • A.(NH4)2CO3.  
    • B.Na2CO3
    • C.NH4HSO3.    
    • D.NH4Cl.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 94487

    Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là : 

    • A.HCl, O2, Cl2, FeCl5.
    • B.H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH
    • C.HCl, HNO3, AlCl3, CaO    
    • D.KOH, HNO3, CuO, CuCl2
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 94489

    X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau? 

    • A. (NH4)2CO3
    • B.(NH4)2SO3.  
    • C.NH4HSO3.   
    • D. (NH4)3PO4.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 94490

    Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni ? 

    • A.Muối amoni bền với nhiệt.
    • B.Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
    • C.Tất cả các muối amoni đều tan trong nước. 
    • D.các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 94492

    Oxi hóa 6 lít NH3 (tạo ra N2 và NO theo tỉ lệ mol 1 : 4) cần vừa đủ V là không khí ( chứa 20% oxi về thể tích). Các thể tích đó ở cùng điều kiện. Giá trị của V là 

    • A.6,5.
    • B.22,5. 
    • C.32,5.    
    • D.24,5.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 94494

    Cho 22,4 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH3 thu được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là 

    • A.13. 
    • B.2,6.  
    • C. 5,2.   
    • D.3,9.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 94496

    Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1) trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khi có áp suất giảm 9% so với ban đầu(trong cùng điều kiện). HIệu suất phản ứng là 

    • A.20%.
    • B. 22,5%.
    • C.25%.  
    • D.27%.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 94498

    Điều chế NH3 từ hỗn hợp hồm N2 và H2 (tỉ lệ 1 : 3) . Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,9. Hiệu suất phản ứng là 

    • A.25%
    • B.40%.  
    • C. 10%.   
    • D.20%.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 94500

    Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là 

    • A.5,28 gam.
    • B.6,60 gam
    • C.5,35 gam.    
    • D.6,35 gam.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 94502

    Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO26,4% rồi đun nóng thu được V lít khí (đktc). Để đốt cháy hết V lít khí trên cần vừa đủ lượng O2 thu được khi nung m gam KClO2 (có xúc tác). Giá trị của m là 

    • A.73,5
    • B.49.  
    • C.24,5.  
    • D.12,25.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 94504

    Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đktc là 

    • A. 22,4 lít.
    • B.13,44 lít. 
    • C. 8,96 lít.    
    • D.1,12 lít.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 94506

    Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa thu được là (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khỏi dung dịch) 

    • A.2,24 lít và 23,3 gam  
    • B.2,244 lít và 18,64 gam
    • C.1,344 lít và 18,64 gam   
    • D.1,792 lít và 18,64 gam.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 94508

    Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ 

    • A.NH3 và O2 
    • B.NaNO2 và H2SO4 đặc.
    • C.NaNOvà H2SO4 đặc.  
    • D.NaNO2 và HCl đặc.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 94510

    Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ? 

    • A.ZnS + HNO3(đặc nóng)
    • B.Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
    • C.FeSO4 + HNO3(loãng)    
    • D.Cu + HNO3(đặc nóng)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 94512

    Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau : MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3 ? 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 94514

    HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ? 

    • A.NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
    • B.Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
    • C.CuS,Pt, SO2, Ag. 
    • D.Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 94516

    Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2 là 

    • A.Cu(NO3)2 , Pb(NO3)2.  
    • B.Ca(NO3)2 , Hg(NO3)2, AgNO3.
    • C.Zn(NO3)2, AgNO3, LiNO3.    
    • D.Hg(NO3)2 , AgNO3.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 94518

    Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm 

    • A.FeO, NO2, O2.
    • B.Fe2O3, NO2.
    • C.Fe, NO2, O2.   
    • D.Fe2O3, NO2 , O2.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 94520

    Nhận định nào sau đây là sai ? 

    • A.HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
    • B.HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
    • C.Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac. 
    • D.Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 94522

    Có các mệnh đề sau :

    (1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

    (2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.

    (3) Khi nhiệt phâm muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2

    (4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

    Trong các mệnh đè trên, những mệnh đề đúng là 

    • A.(1) và (3).
    • B.(2) và (4). 
    • C.(2) và (3).    
    • D.(1) và (2).
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 94524

    Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là 

    • A.336 lít.  
    • B.560 lít. 
    • C.672 lít.    
    • D.448 lít.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 94526

    Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra? 

    • A.14,4 gam.  
    • B.7,2 gam. 
    • C.16 gam.    
    • D.32 gam.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 94528

    Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Giá trị của V là 

    • A.44,8.
    • B.89,6
    • C.22.4.    
    • D.30,8.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 94530

    Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng 

    • A.42. 
    • B. 38.
    • C.40,667.  
    • D.35,333.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 94532

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,03 mol MgO trong V lít dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) khi N2O duy nhất. Giá trị của V và tổng khối lượng muối thu được trong Y lần lượt là 

    • A.1,12 và 34,04 gam
    • B.4,48 và 42,04 gam.
    • C.1,12 và 34,84 gam.  
    • D.2,24 và 34,04 gam.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 94534

    Hòa tan m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)2,FeCO3, Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/4 tổng số mol hỗn hợp) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm NO và CO2 (đktc) có tỉ kh so với H2 là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 280,80) gam muối khan. Giá trị của m là 

    • A.148,80. 
    • B.173,60.
    • C.154,80.   
    • D.43,20.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 94536

    Nung nóng AgNOđược chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là 

    • A. 20%.
    • B. 25%.   
    • C.30%.    
    • D.40%.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 94538

    Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là 

    • A.38,6.  
    • B.46,6.  
    • C.84,6.  
    • D.76,6.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?