Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 90583
Chọn phát biểu đúng
- A.Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi
- B.Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
- C.Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích
- D.Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 90584
Cường độ dòng điện được đo bằng
- A. Vôn kế
- B.Lực kế
- C.công tơ điện
- D.ampe kế
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 90585
Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là:
- A.I=qt
- B.I = q/t
- C.I = t/q
- D.I = q/e
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 90586
Điều kiện để có dòng điện là:
- A.chỉ cần có hiệu điện thế
- B.chỉ cần có các vật dẫn nối liền thành một mạch lớn.
- C.chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
- D.chỉ cần có nguồn điện
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 90587
Ngoài đơn vị ampe (A), đơn vị cường độ dòng điện có thể là
- A.culông (C)
- B.vôn (V)
- C.culong trên giây (C/s)
- D.jun (J)
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 90588
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
- A. thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện
- B.sinh công trong mạch điện
- C. tạo ra điện tích dương trong một giây
- D.dự trữ điện tích của nguồn điện
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 90589
Hai điện cực kim loại trong pin điện hoá phải
- A.có cùng kích thước
- B.là hai kim loại khác nhau về bản chất hoá học
- C.có cùng khối lượng
- D.có cùng bản chất
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 90590
Hai cực của pin điện hoá được ngâm trong chất điện phân là dung dịch
- A.muối
- B.axit
- C.bazơ
- D.một trong các dung dịch trên
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 90591
Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ
- A. cơ năng thành điện năng
- B.nội năng thành điện năng
- C. hoá năng thành điện năng
- D.quan năng thành điện năng
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 90592
Công thức lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:
- A.6V
- B.96V
- C.12V
- D.9,6V
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 90593
Suất điện động của một acquy là 3V. lực lạ dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là 6mJ. Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là
- A.3.103C
- B.2.10-3C
- C.18.10-3C
- D.18C
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 90594
Một điện lượng 5.10-3C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:
- A.10 mA
- B.2,5mA
- C.0,2mA
- D.0,5mA
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 90595
Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn, Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s là:
- A.4.1019
- B.1,6.1018
- C.6,4.1018
- D.4.1020
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 90596
Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là
- A.12C
- B.24C
- C.0,83C
- D.2,4C
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 90597
Một pin Vôn-ta có suất điện động 1,1V, công của pin này sản ra khi có một điện lượng 27C dịch chuyển qua pin là
- A.0,04J
- B.29,7 J
- C.24,54J
- D.0,4J
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 90598
Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng diện có cường độ 3A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại, Cường dộ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng lien tục trong 15 giờ thì phải nạp lại là
- A.45A
- B.5A
- C.0,2A
- D.2A
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 90599
Một bộ acquy có suất điện động 12V. Khi được mắc vào mạch điện, trong thời gian 5 phút, acquy sinh ra một công là 720J. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là
- A. 2A
- B.28,8A
- C.3A
- D.0,2A
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 90600
Phát biểu nào sau đây là không đúng.
- A.Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- B.Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
- C.Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
- D.Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 90601
Dòng điện là:
- A.dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
- B.dòng chuyển động của các điện tích.
- C.dòng chuyển dời của eletron.
- D.dòng chuyển dời của ion dương.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 90602
Phát biểu nào sau đây về dòng điện là không đúng:
- A.Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe.
- B.Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế.
- C.Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều .
- D.Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 90603
Điều kiện để có dòng điện là:
- A.có hiệu điện thế.
- B.có điện tích tự do.
- C.có hiệu điện thế và điện tích tự do.
- D.có nguồn điện.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 90604
Nguồn điện tạo ra điện thế giữa hai cực bằng cách:
- A.tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển eletron và ion về các cực của nguồn.
- B.sinh ra eletron ở cực âm.
- C.sinh ra eletron ở cực dương.
- D.làm biến mất eletron ở cực dương.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 90605
Phát biểu nào sau đây về suất điện động là không đúng:
- A.Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
- B.Suất điện động được đo bằng thương số giữa công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích dịch chuyển.
- C.Đơn vị suất điện động là Jun.
- D.Suất điện động của nguồn điện có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 90606
Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là:
- A.tác dụng hóa.
- B.tác dụng từ.
- C.tác dụng nhiệt.
- D. tác dụng sinh lí.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 90607
Dòng điện không đổi là dòng điện có
- A.Cường độ không đổi không đổi theo thời gian.
- B.Chiều không thay đổi theo thời gian.
- C.Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian.
- D.Chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 90608
Điện tích của êlectron là –1,6.10-19C, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 s là 15 C. Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là
- A.3,125.1018.
- B.9,375.1019.
- C.7,895.1019.
- D.2,632.1018.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 90609
Điện tích của êlectron là –1,6.10-19C, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 s là 15 C. Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là
- A.3,125.1018.
- B.9,375.1019.
- C.7,895.1019.
- D.2,632.1018.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 90610
Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
- A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
- B.làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
- C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
- D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 90611
Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là
- A.4 C.
- B.8 C.
- C.4,5 C.
- D.6 C.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 90612
Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là
- A.6.1020 electron.
- B.6.1019 electron.
- C.6.1018 electron.
- D.6.1017 electron.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 90613
Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
- A.1018 electron.
- B.10-18 electron.
- C.1020 electron.
- D.10-20 electron.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 90614
Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
- A. 20 J.
- B. 0,05 J.
- C.2000 J.
- D.2 J.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 90615
Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là
- A.10 mJ.
- B.15 mJ.
- C. 20 mJ.
- D.30 mJ.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 90616
Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây?
- A.0,5.107
- B.0,31.1019
- C.0,31.1018
- D.0,23.1019
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 90617
Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2 s là:
- A.2,5.1018 (e).
- B.2,5.1019 (e).
- C.0,4.10-19 (e).
- D.4.10-19 (e).
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 90618
Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là Tính điện lượng tải qua tiết diện đó trong 15 giây.
- A. 10C
- B.20C
- C.30C
- D.40C
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 90619
Một dòng điện không đổi trong thời gian 10s có một điện lượng 1,6C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 100s là
- A.1018 electron.
- B.10-18 electron.
- C. 1020 electron.
- D.10-20 electron.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 90620
Hiệu điện thế 1 V được đặt vào hai đầu điện trở 10Ω trong khoảng thời gian là 20 s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là bao nhiêu ?
- A.200 C.
- B.20 C
- C.2 C.
- D.0,005 C.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 90621
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
- A.tạo ra điện tích dương trong một giây.
- B.tạo ra các điện tích trong một giây.
- C.thực hiện công của nguồn điện trong một giây.
- D. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 90622
Hai cực của pin Vôn-ta được tích điện khác nhau là do
- A.các êlectron dịch chuyển từ cực đồng tới cực kẽm qua dung dịch điện phân.
- B.chỉ có các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân.
- C.chỉ có các ion hiđrô trong dung dịch điện phân thu lấy êlectron của cực đồng.
- D.các ion dương kẽm đLvào dung dịch điện phân và cả các ion hiđrô trong dung dịch thu lấy êlectron của cực đồng.