40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Điện trường- Cường độ điện trường Vật lý 11

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 90783

    Điện trường là: 

    • A.môi trường không khí quanh điện tích.
    • B.môi trường chứa các điện tích.
    • C.môi trường bao quanh diện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. 
    • D.môi trường dẫn điện.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 90784

    Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho: 

    • A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
    • B.điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng
    • C.tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. 
    • D.tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 90785

    Vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều: 

    • A.cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
    • B.cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
    • C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử. 
    • D.phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 90786

    Cường độ điện trường là đại lượng 

    • A.véctơ  
    • B.vô hướng, có giá trị dương.
    • C.vô hướng, có giá trị dương hoặc âm. 
    • D.vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 90787

    Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là: 

    • A.V/m2 
    • B.V.m 
    • C. V/m      
    • D.V.m2
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 90788

    Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động. 

    • A.dọc theo chiều của đường sức điện trường.  
    • B.ngược chiều đường sức điện trường.
    • C.vuông góc với đường sức điện trường. 
    • D.theo một quỹ đạo bất kỳ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 90789

    Cho điện tích điểm –q ( q > 0); điện trường tại điểm mà nó gây ra có chiều: 

    • A.hướng về phía nó. 
    • B.hướng ra xa nó.
    • C.phụ thuộc độ lớn của nó.     
    • D.phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 90790

    Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường: 

    • A.tăng 2 lần.
    • B.giảm 2 lần.  
    • C.không đổi.        
    • D.giảm 4 lần
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 90791

    Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường: 

    • A.giảm 2 lần.       
    • B.tăng 2 lần.  
    • C.giảm 4 lần.     
    • D.tăng 4 lần.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 90792

    Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện trường? 

    • A.Xung quanh điện tích có điện trường, điện trường truyền tương tác điện
    • B.Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó
    • C.Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra 
    • D.Điện trường đều là điện trường có các đường sức song song nhưng không cách đều nhau.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 90793

    Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 3cm là 

    • A.105 V/m 
    • B.104 V/m      
    • C.5.103 V/m     
    • D. 3.104 V/m
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 90794

    Độ lớn của cường độ điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc: 

    • A.độ lớn điện tích thử. 
    • B.độ lớn điện tích đó.
    • C.khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.    
    • D.hằng số điện môi của môi trường
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 90795

    Một điện tích điểm q đặt trong một môi trường đồng tính, vô hạn có hằng số điện môi bằng 2,5. Tại điểm M cách q một đoạn 0,4m vectơ cường độ điện trường có độ lớn bằng 9.105V/m và hướng về phía điện tích q. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về dấu và độ lớn của điện tích q? 

    • A.q = –4 μC
    • B.q = 4 μC  
    • C.q = 0,4 μC       
    • D.q = –0,4 μC
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 90796

    Đường sức điện cho biết: 

    • A.độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
    • B.độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
    • C.độ lớn của điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy. 
    • D.hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặt trên đường sức ấy.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 90797

    Trong các nhận xét sau, nhận xét nào không đúng với đặc điểm của đường sức điện? 

    • A.Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
    • B.Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.
    • C.Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. 
    • D.Các đường sức là các đường có hướng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 90798

    Khái niệm nào dưới đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm? 

    • A.Đường sức điện. 
    • B.Điện trường.  
    • C.Cường độ điện trường.    
    • D.Điện tích.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 90799

    Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = –5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là. 

    • A.E = 18000 V/m.
    • B.E = 36000 V/m
    • C.E = 1,800 V/m.      
    • D. E = 0 V/m.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 90800

    Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là. 

    • A.E = 1,2178.10-3 V/m.
    • B.E = 0,6089.10-3 V/m.
    • C.E = 0,3515.10-3 V/m.      
    • D.E = 0,7031.10-3 V/m.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 90801

    Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = –5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 cm, cách q2 15 cm là. 

    • A.E = 16000 V/m. 
    • B.E = 20000 V/m.
    • C.E = 1,600 V/m.   
    • D.E = 2,000 V/m.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 90802

    Hai điện tích q1 = 5.10-16 C, q2 = –5.10-16 C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là. 

    • A.E = 1,2178.10-3 V/m.
    • B.E = 0,6089.10-3 V/m.
    • C.E = 0,3515.10-3 V/m.      
    • D.E = 0,7031.10-3 V/m.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 90803

    Hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = –0,5 nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6cm trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là. 

    • A.E = 0 V/m.   
    • B.E = 5000 V/m
    • C.E = 10000 V/m.       
    • D.E = 20000 V/m.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 90804

    Hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = –0,5 nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng ℓ = 4 cm có độ lớn là 

    • A.E = 0 V/m. 
    • B.E = 1080 V/m. 
    • C. E = 1800 V/m.      
    • D.E = 2592 V/m.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 90805

    Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 μC và q2 = –2.10-2 μC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là 

    • A. EM = 0,2 V/m.
    • B.EM = 1732 V/m. 
    • C.EM = 3464 V/m.      
    • D.EM = 2000 V/m.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 90806

    Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây ra bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên: 

    • A.đường nối hai điện tích.
    • B.đường trung trực của đoạn nối hai điện tích.
    • C.đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1. 
    • D.đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 90807

    Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây ra bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng: 

    • A.hướng của tổng 2 vectơ cường độ điện trường thành phần.
    • B.hướng của vectơ cường độ điện trường gây ra bởi điện tích dương.
    • C.hướng của vectơ cường độ điện trường gây ra bởi điện tích âm. 
    • D.hướng của vectơ cường độ điện trường gây ra bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 90808

    Cho 2 điện tích nằm ở hai điểm A và B, có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương: 

    • A. vuông góc với đường trung trực của AB. 
    • B.trùng với đường trung trực của AB.
    • C.trùng với đường thẳng nối A và B.     
    • D.tạo với đường thẳng nối A và B một góc 45°.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 90809

    Xác định vecto cường độ điện trường gây ra bởi hệ hai điện tích điểm q1 = 2.10-7 và q2 = -4.10-7 tại điểm đặt giữa của đoạn thẳng nối hai điện tích. Biết hai điện tích bằng nhau cách nhau 10cm ở trong rượu có hằng số điện môi ε = 2,2 

    • A.9,0.105 N/C 
    • B.9,8.105N/C 
    • C.9,0.104 N/C     
    • D..9,8.104N/C
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 90810

    Tại ba đỉnh của một hình vuông cạnh a = 40cm, người ta đặt ba điện tích điểm dương bằng nhau q1 = q2 = q3 = 5.10-9. Vecto cường độ điện trường tại đỉnh thứ tư của hình vuông có độ lớn 

    • A.538N/C 
    • B.358N/C
    • C.53,8N/C       
    • D.35,8N/C
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 90811

    Cho hai điện tích q1 = 4.10-10 C, q2 = -4.10-10 C đặt tại A và B trong không khí AB = a = 2cm. Xác định vecto cường độ điện trường tại điểm N sao cho A, B, N tạo thành tam giác đều 

    • A.6000N/C 
    • B.8000N/C
    • C.9000N/C      
    • D.10000N/C.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 90812

    Hai điện tích điểm q1 = -10-6 C, q2 = 10-6 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong không khí. Cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm M của AB là 

    • A.4,5.106 V/m
    • B.0
    • C.2,25.105 V/m     
    • D.4,5.105 V/m
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 90813

    Có hai điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì: 

    • A.không có vị trí nào có cường độ bằng không.
    • B.vị trí có điện trường bằng 0 nằm tại trung điểm của đoạn nối hai điện tích.
    • C.vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối hai điện tích và ở phía ngoài điện tích dương. 
    • D.vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối hai điện tích và ở phía ngoài điện tích âm.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 90814

    Cho hai điện tích điểm nằm dọc theo trục Ox, trong đó điện tích q1 = -9.10-6C đặt tại gốc tọa độ O và điện tích q2 = 4.10-6C nằm cách gốc tọa độ 20cm. Tọa độ của điểm trên trục Ox mà cường độ điện trường tại đó bằng không là 

    • A.30cm    
    • B.40cm
    • C.50cm       
    • D.60cm
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 90815

    Cho 2 điện tích điểm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là 

    • A.Trung điểm của AB
    • B.Tất cả các điểm trên đường trung trực của AB
    • C.Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều 
    • D.Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 90816

    Chọn phát biểu sai. Có ba điện tích điểm nằm cố định trên ba đỉnh của một hình vuông (mỗi điện tích ở một đỉnh) sao cho cường độ điện trường ở đỉnh thứ tư bằng không. Nếu vậy thì trong ba điện tích: 

    • A.có hai điện tích dương, một điện tích âm.
    • B.có hai điện tích âm, một điện tích dương.
    • C.đều là các điện tích cùng dấu. 
    • D.có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích còn lại.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 90817

    Cho hình vuông ABCD cạnh a, tại A và C đặt các điện tích q1 = q3 = q. Phải đặt ở B điện tích bằng bao nhiêu để cường độ điện trường tại D bằng 0? 

    • A.-2√2.q   
    • B.2√2.q    
    • C.2q       
    • D.0
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 90818

    Điện trường giữa hai bản của một tụ điện phẳng đặt nằm ngang có cường độ điện trường 4900 V/m. Xác định khối lượng hạt bụi đặt trong điện trường này nếu nó mang điện tích q = 4.10-10 C và đang ở trạng thái cân bằng. (lấy g = 10m/s2

    • A.1,96.10-7 kg.
    • B.1,56.10-7 kg. 
    • C.1,45.10-6 kg.     
    • D.2,16.10-6 kg.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 90819

    Khi đặt một electron có q = -1,6.10-19 C và khối lượng của nó bằng 9,1.10-31 kg trong điện trường đều E = 100 V/m, độ lớn gia tốc a mà e thu được có giá trị 

    • A.1,758.1013 m/s2 
    • B.1,2.1013 m/s2 
    • C. 1,9.1013 m/s2      
    • D.1,25.1013 m/s2
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 90820

    Một quả cầu nhỏ khối lượng 0,1 g và có điện tích -10-6 C được treo bằng một sợi dây mảnh ở trong điện trường E = 1000 V/m có phương ngang cho g = 10 m/s2 . Khi quả cầu cân bằng, góc lệch của dây treo quả cầu so với phương thẳng đứng là 

    • A.30°     
    • B.60° 
    • C.45°      
    • D.15°
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 90821

    Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường ? 

    • A.Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.
    • B.Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.
    • C.Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện. 
    • D.Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 90822

    Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một êlectron (-e = -l,6.10-19  C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào? 

    • A.3,2.10 21 N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống.
    • B. 3,2.10 21 N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.
    • C.3,2.10 17 N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống. 
    • D.3,2.10 17 N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?