Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 90703
Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 24V. Electron có điện tích -e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:
- A.3,84.10-18 J
- B.-3,84.10-18 J
- C.1,5.1020 J
- D.-1,5.1020 J
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 90704
Điện tích q di chuyển trong điện trường giữa hai điểm M, N có hiệu điện thế UMN=2,4V thì lực điện trường sinh công -3,84.10-6J. Giá trị của điện tích q là
- A.1,6.10-6C
- B.-1,6.10-6C
- C.1,2.10-6C
- D.-1,2.10-6C
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 90705
Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều,công của lực điện càng nhỏ nếu
- A.đường đi từ M đến N càng dài
- B.đường đi từ M đến N càng ngắn
- C.hiệu điện thế UMN càng nhỏ
- D.hiệu điện thế UMN càng lớn
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 90706
Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN=32V. Nhận xét nào sau đây đúng?
- A.Điện thế tại điểm M là 32V
- B.Điện thế tại điểm N là 0
- C.Nếu điện thế tại M là 0 thì điện thế tại N là -32V
- D.Nếu điện thế tại M là 10V thì điện thế tại N là 42V
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 90707
Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đén điểm D. Nhận xét nào sau đây sai?
- A.Đường sức điện có chiều từ C đến D
- B.Điện thế tại điểm C cao hơn điện thế tại điểm D
- C.Nếu điện thế tại điểm C bằng 0 thì điện thế tại điểm D có giá trị âm
- D.Điện thế tại điểm D cao hơn điện thế tại điểm C.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 90708
Một electron bay với vận tốc 1,2.107 m/s từ điểm M có điện thế VM=900V dọc theo một đường sức điện trong một điện trường đều. Biết điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C, khối lượng của electron bằng 9,1.10-31 kg. Điện thế tại điểm N mà ở đó electron dừng lại là:
- A.1035V
- B. 490,5V
- C.450V
- D.600V
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 90709
Một hạt bụi khối lượng m mang điện tích q>0 nằm cân bằng trong điện trường đều giữa hai bản kim loại mang điện tích trái dấu. khoảng cách giữa hai bản là d. Hiệu điện thế giữa hai bản là U. Nhận xét nào sau đây sai?
- A.Hạt bụi cân bằng d tác dụng của lực điện trường cân bằng với trọng lực
- B.Đường sức của điện trường đều hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới
- C.Điện tích của hạt bụi là q = (mgd)/U
- D.Hai bản kim loại được đặt nằm ngang, bản tích điện âm ở phía trên
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 90710
Một electron chuyển động dọc theo một đường sức điện trong điện trường đều giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120V. Biết rằng electron được đặt không vận tốc ban đầu cách bản điện tích dương 1,5cm. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm. Điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C, khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg. Vận tốc của electron khi đến bản dương là:
- A.2,425.106m/s
- B.2,425.105m/s
- C.5,625.106m/s
- D.5,625.105m/s
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 90711
Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
- A.không đổi.
- B. tăng gấp đôi.
- C.giảm một nửa.
- D.tăng gấp 4.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 90712
Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
- A.1 J.C.
- B.1 J/C.
- C.1 N/C.
- D.1 J/N.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 90713
Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định nào dưới đây không đúng?
- A.Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
- B.Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.
- C.Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
- D.Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 90714
Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
- A.U = E.d.
- B.U = E/d.
- C.U = q.E.d.
- D.U = q.E/q.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 90715
Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
- A.8 V.
- B.10 V.
- C.15 V.
- D.22,5 V.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 90716
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m2. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
- A.500 V.
- B.1000 V.
- C.2000 V.
- D.chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 90717
Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
- A.5000 V/m.
- B.50 V/m.
- C.800 V/m.
- D.80 V/m.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 90718
Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1m, cách điểm C 2 m. Nếu UAB = 10 V thì UAC bằng
- A.20 V.
- B.40 V.
- C.5 V.
- D.chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 90719
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC từ A đến B là 4 mJ. UAB bằng
- A.2 V.
- B.2000 V.
- C.– 8 V.
- D. – 2000 V.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 90720
Điện thế là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về
- A.khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
- B.khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
- C.khả năng tác dụng lực tại một điểm.
- D.khả năng sinh công tại một điểm.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 90721
Khi UAB > 0, ta có:
- A.Điện thế ở A thấp hơn điện thế tại B.
- B.Điện thế ở A bằng điện thế ở B.
- C.Dòng điện chạy trong mạch AB theo chiều từ B → A.
- D.Điện thế ở A cao hơn điện thế ở B.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 90722
Một điện tích q = 10-6 C di chuyển từ điểm A đến điểm B trong một điện trường, thì được năng lượng 2.10-4 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
- A.200 V
- B. -40 V
- C.-20 V
- D.400 V
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 90723
Điện thế tại điểm M là VM = 9 V, tại điểm N là VN = 12 V, tại điểm Q là VQ = 6 V. Phép so sánh nào dưới đây sai ?
- A.UMQ < UQM
- B. UMN = UQM
- C.UNQ > UMQ
- D.UNM > UQM
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 90724
Ba điểm A, B, C tạo thành một tâm giác vuông tại C với AC = 3 cm, BC = 4 cm nằm trong một điện trường đều. Vec tơ cường độ điện trường E song song với AB, hướng từ A đến B và có độ lớn E = 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là:
- A.UAC = 150 V
- B.UAC = 90 V
- C. UAC = 200 V
- D.UAC = 250 V
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 90725
Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D trong điện trường là UCD = 120 V. Công điện trường dịch chuyển electron từ C đến D là
- A.-3,2.10-19 J
- B. 3,2.1017 J
- C.19,2.1017 J
- D. -1,92.10-17 J
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 90726
Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu. Điện tích của quả cầu đó bằng 4,8.10-18 C. Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Hiệu điện thế đặt vào hai tấm đó là ( lấy g = 10 m/s2)
- A. 172,5 V
- B.127,5 V
- C.145 V
- D.165 V
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 90727
Trong đèn hình của máy thu hình, các electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 25000 V. Hỏi khi electron đập vào màn hình thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu ? Coi vận tốc ban đầu của electron nhỏ. Coi khối lượng của electron bằng 9,1.10-31 kg và không phụ thuộc vào vận tốc. Điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C
- A.9,64.108 m/s
- B.9,4.107 m/s
- C. 9.108 m/s
- D.9,54.107 m/s
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 90728
Có hai điện tích điểm q1 = 10-8 C và q2 = 4.10-8 C đặt cách nhau r = 12 cm. Tính điện thế của điện trường gây ra bởi hai điện tích trên tại điểm có cường độ điện trường bằng không.
- A.6750 V
- B.6500 V
- C.7560 V
- D.6570 V
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 90729
Hai điện tích điểm q1 = -1,7.10-8 C và q2 = 2.10-8 C nằm cách điện tích điểm q0 = 3.10-8 C những đoạn a1 = 2 cm và a2 = 5 cm. Cần phải thực hiện một công bằng bao nhiêu để đổi vị trí của q1 cho q2?
- A.3.10-4 J.
- B.-3.10-4 J.
- C.2.10-5 J.
- D. -2.10-5 J.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 90730
Một proton bay theo phương của một đường sức điện. Lúc proton ở điểm A thì vận tốc của nó bằng 2,5.104 m/s. Khi bay đến B vận tốc của proton bằng không. Điện thế tại A bằng 500 V. Hỏi điện thế tại điểm B bằng bao nhiêu. Cho biết proton có khối lượng 1,67.10-27kg và có điện tích 1,6.10-19 C.
- A.302,5 V.
- B.503,3 V.
- C.450 V.
- D.660 V.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 90731
Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19 J. Mốc để tính thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng:
- A.-20 V
- B.32 V
- C.20 V
- D. -32 V
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 90732
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A.Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.
- B.Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó.
- C.Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.
- D.Điện trường tĩnh là một trường thế.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 90733
Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
- A.UMN = VM – VN.
- B.UMN = E.d
- C.AMN = q.UMN
- D.E = UMN.d
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 90734
Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
- A.A > 0 nếu q > 0.
- B.A > 0 nếu q < 0.
- C.A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
- D. A = 0 trong mọi trường hợp.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 90735
Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là:
- A.E = 2 (V/m).
- B.E = 40 (V/m).
- C.E = 200 (V/m).
- D.E = 400 (V/m).
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 90736
Một êlectron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 100 (V/m). Vận tốc ban đầu của êlectron bằng 300 (km/s). Khối lượng của êlectron là m = 9,1.10-31 (kg). Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc vận tốc của êlectron bằng không thì êlectron chuyển động được quãng đường là:
- A.S = 5,12 (mm).
- B.S = 2,56 (mm).
- C. S = 5,12.10-3 (mm).
- D.S = 2,56.10-3 (mm).
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 90737
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:
- A.A = - 1 (μJ).
- B.A = + 1 (μJ).
- C.A = - 1 (J).
- D.A = + 1 (J).
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 90738
Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm). Lấy g = 10 (m/s2). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là:
- A.U = 255,0 (V).
- B.U = 127,5 (V).
- C.U = 63,75 (V).
- D.U = 734,4 (V).
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 90739
Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là
- A.q = 2.10-4 (C).
- B.q = 2.10-4 (μC).
- C.q = 5.10-4 (C).
- D.q = 5.10-4 (μC).
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 90740
Một điện tích q = 1 (μC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:
- A.U = 0,20 (V).
- B.U = 0,20 (mV).
- C. U = 200 (kV).
- D.U = 200 (V).
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 90741
Một êlectron (-e = -1,6.10-19 C) bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100 V. Công mà lực điện sinh ra sẽ là :
- A.+ 1,6.10-19J
- B. – 1,6.10-19J
- C.+ 1,6.10-17J
- D.– 1,6.10-17 J
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 90742
Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động
- A.dọc theo một đường sức điện.
- B.dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
- C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
- D.từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.