40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Công của lực điện Vật lý 11

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 90743

    Cho biết mối liên hệ giữa hiệu điện thế hai điểm M, N: UMN và UNM ? 

    • A.UMN > UNM
    • B.UMN < UNM 
    • C.UMN =UNM       
    • D.UMN = -UNM
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 90744

    Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là 

    • A. 8 V 
    • B.10 V 
    • C.15 V  
    • D.22,5 V
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 90745

    Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2μC từ A đến B là 4mJ. UAB bằng 

    • A. 2 V 
    • B.2000 V 
    • C.-8 V     
    • D.-2000 V.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 90746

    Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C với AC = 3 cm, BC = 4 cm nằm trong một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường E song song với AB, hướng từ A đến B và có độ lớn E = 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là: 

    • A.UAC = 150V. 
    • B.UAC = 90V    
    • C.UAC = 200V    
    • D.UAC = 250V
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 90747

    Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19J. Mốc để tích thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng: 

    • A. -20V      
    • B.32V   
    • C.20V      
    • D.-32V
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 90748

    Có hai điện tích điểm q1 = 10-8 C và q2 = 4.10-8C đặt cách nhau r = 12cm. Tính điện thế của điện trường gây ra bởi hai điện tích trên tại điểm có cường độ điện trường bằng không. 

    • A.6750 V 
    • B.6500 V
    • C.7560 V      
    • D.6570 V.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 90749

    Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với E góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất? 

    • A. α = 0°       
    • B.α = 45°
    • C.α = 60°       
    • D.α = 90°
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 90750

    Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là 

    • A.4000 J.     
    • B.4J.     
    • C.4mJ.      
    • D.4μJ.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 90751

    Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 3000 V/m thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu cường độ điện trường là 4000 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là 

    • A.80 J
    • B.67,5m J.
    • C.40 mJ.      
    • D. 120 mJ.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 90752

    Cho điện tích q = +10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là 

    • A. 225 mJ. 
    • B.20 mJ
    • C.36 mJ.    
    • D.120 mJ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 90753

    Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 20J. Khi dịch chuyển theo hướng tạo với hướng đường sức 60° trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là 

    • A.10 J.
    • B. 5√3J.   
    • C.10√2J.       
    • D.15J.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 90754

    Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 200 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.10m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ? 

    • A.5,12 mm    
    • B.2,56 mm
    • C.1,28 mm   
    • D.10,24 mm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 90755

    Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là 

    • A.24 mJ.   
    • B.20 mJ.
    • C.240 mJ.        
    • D.120 mJ.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 90756

    Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu . 

    • A.–2,5J. 
    • B. –5J.  
    • C.+5J.     
    • D.0J.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 90757

    Thế năng của một êlectron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là –32.10-19J . Điện tích của êlectron là –e = -1,6.10-19C. Điện thế tại điểm M bằng bao nhiêu. 

    • A.+32V.   
    • B.–32V.  
    • C. +20V.      
    • D.–20V.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 90758

    Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100V. Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là 

    • A.1,6.10-19J.   
    • B.–1,6.10-19J.       
    • C.+100eV.     
    • D.–100eV.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 90759

    Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2

    • A.8,3.10-8 C 
    • B.8,0.10-10 C  
    • C.3,8.10-10 C   
    • D.8,9.10-11 C
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 90760

    Bắn một electron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện . Electron được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc bằng 107 m/s. Tính hiệu điện thế giữa UAB giữa hai bản. Điện tích của electron -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. 

    • A.284 V 
    • B.-284 V 
    • C.-248 V     
    • D.248 V
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 90761

    Nối hai cực của nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 50 V lên hai bản của tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản tụ bằng 5 cm. Trong vùng không gian giữa hai bản tụ, 1 proton có điện tích 1,6.10-19 C và khối lượng 1,67.10-27 kg chuyển động từ điểm M cách bản âm của tụ điện 6 cm đến điểm N cách bản âm của tụ 2 cm. Biết tốc độ của proton tại M bằng 105 m/s. Tốc độ của proton tại N bằng 

    • A. 1,33.10m/s  
    • B.3,57.105 m/s   
    • C.1,73.105 m/s       
    • D.1,57.106 m/s
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 90762

    Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng U = 300 V. Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện d1 = 0,8 cm. Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng ΔU = 60 V. 

    • A. t = 0,9 s
    • B. t = 0,19 s 
    • C.t = 0,09 s    
    • D.t = 0,29 s
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 90763

    Một quả câu tích điện có khối lượng 0,1g nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng đứng cạnh nhau d = 1 cm. Khi hai bản tụ được nối với hiệu điện thế U = 1000 V thì dây treo quả cầu lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α = 10°. Điện tích của quả cầu bằng 

    • A.q0 = 1,33.10-9 C  
    • B.q0 = 1,31.10-9 C
    • C.q0 = 1,13.10-9 C       
    • D.q0 = 1,76.10-9 C
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 90764

    Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2cm, cường độ điện trường giữa hai bản là 3.103 V/m. Một hạt mang điện q = 1,5.10-2 C di chuyển từ bản dương sang bản âm với vận tốc ban đầu bằng 0, khối lượng của hạt mang điện là 4,5.10-6 g. Vận tốc của hạt mang điện khi đập vào bản âm là 

    • A.4.104 m/s   
    • B.2.104 m/s 
    • C. 6.104 m/s        
    • D.105 m/s
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 90765

    Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có độ lớn bằng 100V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường 

    • A.5,12 mm    
    • B.0,256 m     
    • C.5,12 m       
    • D.2,56 mm
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 90766

    Một electron di chuyển một đoạn 6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện của điện trường đều thì lực sinh công 9,6.10-18 J. Tính công mà lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 4 cm từ điểm N đến điển P theo phương và chiều nói trên. 

    • A.9,6.10-18 J   
    • B.6,4.10-18 J    
    • C.12,8.10-18 J       
    • D. 8,6.10-18 J
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 90767

    Một electron di chuyển một đoạn 10 cm, từ điểm M đến điểm P dọc theo một đường sức điện của điện trường đều. Tính vận tốc của electron khi nó đến P. Biết rằng tại M, electron có vận tốc bằng 0. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10-31 kg và -1,6.10-19 C. 

    • A.5,93.106 m/s
    • B. 6,24.106 m/s   
    • C. 4,32.106 m/s    
    • D.3,09.106 m/s
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 90768

    Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 

    • A.Độ lớn của cường độ điện trường
    • B.Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N
    • C.Điện tích q 
    • D. Vị trí của điểm M và điểm N. 
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 90769

    Tìm phát biểu sai 

    • A.Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó
    • B.Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường WM=VM.q
    • C.Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường 
    • D.Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường không phụ thuộc điện tích q
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 90770

    Một điện tích điểm q=-2.10-7C di chuyển được đoạn đường 5cm dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường 5000V/m. Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích q là 

    • A.-5.10-5J  
    • B.5.10-5J
    • C.5.10-3J    
    • D. -5.10-3J
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 90771

    Một điện tích điểm q di chuyển trong một điện trường từ điểm C đến điểm D thì lực điện sinh công 1,2J. Nếu thế năng của điện tích q tại D là 0,4J thì thế năng của nó tại C là : 

    • A.-1,6J       
    • B.1,6J     
    • C.0,8J      
    • D.-0,8J
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 90772

    Điện tích điểm q=-3.10-6C di chuyển được đoạn đường 2,5cm dọc theo một đường sức điện nhưng ngược chiều của đường sức trong một điện trường đều có cường độ điện trường 4000 V/m. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q là 

    • A.3.10-4J  
    • B.-3.10-4
    • C.3.10-2J   
    • D.-3.10-3J
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 90773

    Điện tích điểm q di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường 800 V/m theo một đoạn thẳng AB. Đoạn AB dài 12cm và vecto độ dời AB  hợp với đường sức điện một góc 300. Biết công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q là -1,33.10-4J. Điện tích q có giá trị bằng 

    • A.-1.6.10-6C
    • B.1,6.10-6C
    • C.-1,4.10-6C     
    • D.1,4.10-6C
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 90774

    Một hạt bụi mang khối lượng 10-3g điện tích 5.10-5C chuyển động trong điện trường đều theo một đường sức điện từ điểm M đến điểm N thì vật vận tốc tăng từ 2.104m/s đến 3,6.104m/s. Biết đoạn đường MN dài 5cm, cường độ điện trường đều là 

    • A.2462 V/m 
    • B.1685 V/m 
    • C.2175 V/m  
    • D.1792 V/m.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 90775

    Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường 

    • A.tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.
    • B.tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.
    • C.tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển. 
    • D.cả ba ý A, B, C đều không đúng.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 90776

    Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào 

    • A.vị trí của các điểm M, N.
    • B. hình dạng của đường đi MN.
    • C.độ lớn của điện tích q. 
    • D.độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 90777

    Một êlectron (-e = -1,6.10-19 C) bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương đường sức điện một góc 600. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1 000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu ? 

    • A.+2.77.10-18 J. 
    • B.-2.77.1018 J.
    • C.+1.6.10-18 J.                             
    • D.-1,6.10-18 J
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 90778

    Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng. 

    • A.AMN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
    • B.AMN  ≠ 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
    • C.AMN = 0; không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. 
    • D.Không thể xác định được AMN.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 90779

    Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu ? 

    • A. – 2,5 J.             
    • B.– 5 J.   
    • C. +5J,            
    • D.0J.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 90780

    Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho 

    • A.khả năng tác dụng lực của điện trường.
    • B.phương chiều của cường độ điện trường.
    • C.khả năng sinh công của điện trường. 
    • D.độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 90781

    Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5 J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Tính thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là 

    • A.-2,5 J                   
    • B. -5 J            
    • C.5 J                     
    • D.0 J
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 90782

    Hai electron ở rất xa nhau cùng chuyển động lại gặp nhau với cùng vận tốc ban đầu bằng 2.106 m/s. Cho các hằng số e = 1,6.10-19 C, me = 9,1.10-31 kg, và k = 9.109 Nm2/C2. Khoảng cách nhỏ nhất mà hai electron có thể tiến lại gần nhau xấp xỉ bằng 

    • A.3,16.10-11 m     
    • B.6,13.10-11 m  
    • C.3,16.10-6 m        
    • D.6,13.10-6 m

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?