Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 160163
Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một loại gluxit X thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. X là chất nào trong số các chất sau ?
- A.glucozơ
- B.saccarozơ
- C.tinh bột
- D.xenlulozơ
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 160164
Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
- A.0,20M
- B.0,01M
- C.0,02M.
- D.0,1M.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 160165
Đun nóng 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3 dư. Lọc lấy Ag rồi cho vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thì sau phản ứng thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và khối lượng dung dịch axit tăng a gam. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
- A.18,6
- B.32,4
- C.16,2.
- D.9,3.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 160166
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol vói hiệu suất 80% là
- A.2,25 gam
- B.1,80 gam
- C.1,82 gam.
- D.1,44 gam.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 160167
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:
- A.54%.
- B.40%.
- C.80%.
- D.60%.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 160168
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng ban đầu. Giá trị của m là
- A.13,5
- B.30,0.
- C.15,0.
- D.20,0.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 160169
Cho a gam glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành a gam Ag. Phần trăm của glucozơ tham gia phản ứng là
- A.83,33%,
- B.41,66%.
- C.75,00%.
- D.37,50%.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 160170
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
- A.Glucozơ tác dụng được với nước brom.
- B.Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) cho este 5 chức.
- C.Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
- D.Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 160171
Chất nào sau đây là đisaccarit ?
- A.glucozo
- B.saccarozo
- C.tinh bột
- D. xenlulozo
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 160172
Chất nào sau đây có mạch cacbon phân nhánh ?
- A.amilozo
- B.amilopectin
- C.saccarozơ
- D.xenlulozo
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 160173
Nhận định nào sau đây không đúng ?
- A.Glucozo, fructozo, saccarozơ đều hoà tan được Cu(OH)2.
- B.Glucozo, fructozo đều có phản ứng tráng bạc.
- C.Cho I2 vào dung dịch hồ tinh bột rồi đun nóng thì thu được dung dịch màu xanh tím.
- D.Xenlulozo phản ứng với HNO3 dư có xúc tác thích hợp tạo xenluloza trinitrat.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 160174
Khi thuỷ phân saccarozo, sản phẩm thu được là
- A.glucozo và fructozo.
- B.glucozo.
- C.fructozo.
- D. tinh bột.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 160175
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A.Saccarozo làm mất màu nước brom.
- B.Xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh,
- C.Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
- D.Glucozo bị khử bởi dung dịch-AgNO3 trong NH3.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 160176
Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46° là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
- A.5,4 kg
- B.5,0 kg.
- C.6,0 kg.
- D.4,5 kg.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 160177
Khối lượng saccarozo thu được từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozo, với hiệu suất thu hồi đạt 80% là
- A.104kg.
- B.140kg.
- C.105 kg
- D.106kg.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 160178
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phưorng pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
- A.405
- B.324
- C.486
- D.297
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 160179
Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
- A.43,20.
- B.4,32.
- C.2,16.
- D.21,60.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 160180
Đốt cháy hoàn toàn 0,5130 gam một cacbohiđrat (X) thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 2,97 gam nước. X có phân tử khối nhỏ hơn 400 và không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là
- A.glucozơ.
- B.saccarozơ.
- C.fructozơ.
- D.mantozơ.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 160181
Khẳng định nào sau đây đúng ?
- A.Glucozo và fructozơ đều là hợp chất đa chức.
- B. Glucozơ và fructozơ là đồng phần của nhau.
- C.Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có thành phần phân tử là(C6H10O5)n.
- D.Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, dễ kéo thành tơ.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 160182
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axít nitric (hiệu suất phản ứng tính theo axit là 90%). Giá trị của m là
- A.30.
- B.10.
- C.21.
- D.42.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 160183
Nhận định nào sau đây không đúng ?
- A.Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ
- B.Glucozơ là chất dinh dưỡng và làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
- C.Trong mật ong, hàm lượng glucozơ lớn hơn fructozơ.
- D.Cả glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 160184
Thuỷ phân m gam tinh bột thu được m gam glucozơ. Hiệu suất phản ứng thuỷ phân là
- A.60%
- B.75%
- C. 80%
- D.90%
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 160185
Nhận xét nào dưới đây là đúng khi so sánh giữa xenlulozo và tinh bột ?
- A.Xenlulozo có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
- B.Xenlulozơ và tinh bột khi cháy đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
- C.Xenlulozơ có cấu trúc phân nhánh, còn tinh bột có cấu trúc thẳng.
- D.Xenlulozo và tinh bột đều tan trong nước nóng.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 160186
Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
- A.với axit H5SO4
- B.với kiềm.
- C.với dung dịch iot.
- D.thuỷ phân
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 160187
Một cacbohiđrat không có tính khử. Thuỷ phân hoàn toàn 8,55 gam X rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac, đun nhẹ thu được 10,8 gam Ag. X là
- A.xenlulozo.
- B.saccarozơ.
- C.glucozơ.
- D.fructozơ.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 160188
Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
- A.250 gam
- B.300 gam
- C.360 gam.
- D. 270 gam
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 160189
Nhận xét nào dưới đây là sai ?
- A.Saccaroza là một đisaccarit.
- B.Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
- C.Khi thuỷ phân saccarozơ, thu được glucozơ và fructozơ .
- D.Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 160190
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có cấu tạo mạch vòng ?
- A.Phản ứng với CH3OH/HCl.
- B.Phản ứng với Cu(OH)2.
- C.Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
- D.Phản ứng với H2/Ni,t°.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 160191
Glucozơ, fructozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo thành sản phẩm có công thức cấu tạo giống nhau ?
- A.H2 /Ni, t°
- B.Cu(OH)2
- C.(CH3CO)2O
- D.Na
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 160192
Phản ứng nào sau đây không dùng làm căn cứ để xác định công thức cấu tạo của glucơzơ ?
- A.tráng bạc
- B. lên men
- C.khử tạo thành hexan
- D.este hoá với (CH3CO)2O
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 160193
Nhóm chất đều tham gia phản ứng thuỷ phân là
- A.saccarozơ, fructozơ, glucozơ.
- B.saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.
- C.saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- D.saccarozơ, glucozơ, tinh bột.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 160194
Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 96°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20°C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ có trong nước rỉ đường glucozơ là
- A.71 kg
- B.74 kg
- C.89 kg.
- D.111 kg.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 160195
Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là
- A.68,0 gam ; 43,2 gam
- B.21,6 gam ; 68,0 gam.
- C.43,2 gam ; 68,0 gam.
- D.43,2 gam ; 34,0 gam.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 160196
Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là
- A.3194,4 ml.
- B.2500,0 ml.
- C.2875,0 ml.
- D.2300,0 ml
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 160197
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
- A.2,20 tấn
- B.1,10 tấn.
- C.2,97 tấn.
- D.3,67 tấn.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 160198
Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều và đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó làm lạnh rồi thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hoà. Hiện tượng quan sát được là
- A.dung dịch phân thành 2 lớp.
- B.xuất hiện chất rắn màu trắng kết tinh
- C.dung dịch chuyển thành vẩn đục,
- D.không có hiện tượng gì.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 160199
Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều và đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó làm lạnh rồi thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hoà. Hiện tượng quan sát được là
- A.dung dịch phân thành 2 lớp.
- B.xuất hiện chất rắn màu trắng kết tinh
- C.dung dịch chuyển thành vẩn đục,
- D.không có hiện tượng gì.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 160200
Cho vào bát sứ 1 ml dầu ăn và 2 ml dung dịch NaOH 40%, đun hỗn họp sôi nhẹ và khuấy đều, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước để thể tích dung dịch không đổi. Sau 10 phút, rót thêm 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
- A.có chất rắn màu trắng nổi lên.
- B.có chất rắn màu trắng lắng xuống,
- C.tạo dung dịch trong suốt.
- D.dung dịch phân thành 2 lớp.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 160201
Cho vào bát sứ 1 ml dầu ăn và 2 ml dung dịch NaOH 40%, đun hỗn họp sôi nhẹ và khuấy đều, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước để thể tích dung dịch không đổi. Sau 10 phút, rót thêm 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
- A.có chất rắn màu trắng nổi lên.
- B.có chất rắn màu trắng lắng xuống,
- C.tạo dung dịch trong suốt.
- D.dung dịch phân thành 2 lớp.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 160202
Cho 5 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Gạn bỏ lóp dung dịch, sau đó thêm vào 2 ml glucozơ 1% lắc nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
- A.có kết tủa đỏ gạch.
- B.Cu(OH)2 tan tạo dung dịch, màu xanh,
- C.Cu(OH)2 bị khử tạo Cu màu đỏ.
- D.Cu(OH)2 tan tạo dung dịch trong suốt.