40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Các định luật Niu - Tơn Vật lý 10

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 8799

    Theo định luật I Niu-tơn thì 

    • A.với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.
    • B.một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác
    • C.một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. 
    • D.mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 8800

    Theo định luật II Niu-tơn thì lực và phản lực 

    • A.là cặp lực cân bằng.
    • B.là cặp lực có cùng điểm đặt.
    • C.là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. 
    • D.là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 8801

    Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính? 

    • A.Vật chuyển động tròn đều.
    • B.Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
    • C.Vật chuyển động thẳng đều. 
    • D.Vật chuyển động rơi tự do.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 8802

    Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng? 

    • A.Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
    • B.Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
    • C.Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng. 
    • D.Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 8803

    Một lực có độ lớn 4 N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 kg đang đứng yên. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Gia tốc của vật bằng 

    • A.32 m/s2.
    • B.0,005 m/s2.
    • C.3,2 m/s2
    • D.5 m/s2.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 8804

    Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là 

    • A.2 m/s2.
    • B.0,002 m/s2.
    • C.0,5 m/s2
    • D.500 m/s2.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 8805

    Lần lượt tác dụng có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3F1 = 2F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số a2/a1 là 

    • A.3/2.
    • B. 2/3.
    • C.3. 
    • D.1/3.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 8806

    Tác dụng vào vật có khối lượng 5kg, đang đứng yên, một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2. Độ lớn của lực này là 

    • A.3 N.
    • B.4 N.
    • C.5 N. 
    • D.6 N.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 8807

    Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là 

    • A. 2 m.
    • B.0,5 m.
    • C.4 m. 
    • D.1 m.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 8808

    Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là 

    • A.120 N.
    • B. 210 N.
    • C.200 N. 
    • D.160 N.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 8809

    Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng 

    • A.1 m/s2.
    • B.0,5 m/s2.
    • C.2 m/s2
    • D. 4 m/s2.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 8810

    Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 30 m. Vật này rơi chạm đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng 

    • A.23,35 N.
    • B.20 N.
    • C.73,34 N. 
    • D.62,5 N.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 8811

    Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc đọ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là 

    • A.1 m/s.
    • B.3 m/s.
    • C.4 m/s. 
    • D.2 m/s.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 8812

    Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lương của xe A và xe B là 

    • A.2.
    • B.0,5.
    • C.4. 
    • D.0,25.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 8813

    Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ lúc hãm, ô tô đi được đoạn đường AB = 36 m và tốc độ của ô tô giảm đi 14,4 km/h. Sau khi tiếp tục đi thêm đoạn đường BC = 28 m, tốc độ của ô tô lịa giảm thêm 4 m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là 

    • A.800 N và 64 m.
    • B.1000 N và 18 m.
    • C.1500 N và 100 m. 
    • D.2000 N và 36 m.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 8814

    Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là 

    • A.0,5 s.
    • B.4 s.
    • C.1,0 s. 
    • D.2 s.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 8815

    Câu nào đúng? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách 

    • A.Đứng lại ngay
    • B.Ngả người về phía sau.
    • C.Chúi người về phía trước. 
    • D.Ngả người sang bên cạnh.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 8816

    Câu nào sau đây là câu đúng? 

    • A.Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thề chuyển động được.
    • B.Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
    • C.Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật . 
    • D.Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 8817

    Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc 

    • A.Lớn hơn.
    • B.Nhỏ hơn.
    • C.Không thay đổi. 
    • D.Bằng 0.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 8818

    Một hợp lực 1,0 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0 kg lúc đầu đứng yên , trong khoảng thời gian 2,0 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là 

    • A.0.5 m.
    • B.2.0 m.
    • C.1.0 m. 
    • D.4.0 m.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 8819

    Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,020 s, thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng bao nhiêu? 

    • A.0.01 m/s.
    • B.2.5 m/s.
    • C.0.1m/s. 
    • D.10 m/s.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 8820

    Một vật có khối lượng 2.0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0.50 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu? 

    • A.3.2 m/s2; 6.4 N.
    • B.0.64 m/s2; 1.2 N.
    • C. 6.4 m/s2; 12.8 N. 
    • D.640 m/s2; 1280 N.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 8821

    Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu? 

    • A.15 N.
    • B.10 N.
    • C.1 N. 
    • D.5 N.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 8822

    Một ô tô đang chạy với vận tốc 60 km/h thì người lái xe hãm phanh , xe đi tiếp được quãng đường 50 m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau. 

    • A.100 m.
    • B.141 m.
    • C.70.7 m. 
    • D. 200 m.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 8823

    Một xe tải khối lương m = 2000 kg đang chuyển động thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi thêm được 9 m trong 3s. Lực hãm tác dụng vào ô tô là bao nhiêu? 

    • A.8000 N
    • B.6000 N
    • C.2000 N 
    • D.4000 N
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 8824

    Người ta dùng dây cáp để kéo một chiếc ô tô có khối lượng 1500 kg chuyển động. Hỏi lực kéo phải bằng bao nhiêu để xe có gia tốc 1,75 m/s2

    • A.1750 N
    • B.2625 N
    • C. 2250 N 
    • D.3500 N
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 8825

    Một lực F không đổi tác dụng lên xe lăn trong khoảng thời gian t làm xe đi được 2,5 m. Nếu đặt thêm vật m = 250g lên xe thì cũng trong khoảng thời gian trên xe chỉ đi được 2 m khi chịu tác dụng của lực F. Hỏi khối lượng của xe là bao nhiêu? 

    • A.0,4 kg
    • B.0,5 kg
    • C.0,75 kg 
    • D.1 kg
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 8826

    Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt bàn nằm ngang, khi buông tay hai quả bóng lăn được những quảng đường 9m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi tương tác hai quả bóng chuyển động cùng gia tốc. Mối liên hệ giữa khối của hai quả bóng là: 

    • A.m1 = 1,5m2
    • B.m2 = 1,5m1
    • C.m2 = 2,25m
    • D.m1 = 2,25m2
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 8827

    Một vật khối lượng m = 1kg nằm cân bằng trên một phẳng nghiêng góc 60° Biết g = 10 m/s2. Cho hệ số ma sát μ = 1. Lực ma sát tác dụng lên vật là: 

    • A.10 N
    • B.5 N
    • C. 20 N 
    • D.5√3 N
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 8828

    Một lực tác dụng vào vật trong thời gian 0,6s thì vận tốc của vật giảm từ 9 m/s đến 6 m/s. Nếu tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa vật đó dừng lại? 

    • A.0,9s
    • B.0,6s
    • C.1,2s 
    • D. 0,3s
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 8829

    Một ôt tô khối lượng 1000 kg đang chạy với vận tốc 72 km/h. Muốn xe dừng lại trong 10s thì phải tác dụng vào xe một lực hãm bằng bao nhiêu?  

    • A.3000 N
    • B.1500 N
    • C.1000 N 
    • D.2000 N
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 8830

    Câu nào đúng? Trong một cơn lốc xoáy , một hòn đá bay trúng vào một cửa kính , làm vỡ kính. 

    • A.Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
    • B.Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
    • C.Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá. 
    • D.Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 8831

    Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? 

    • A.Không đẩy gì cả.
    • B.Đẩy lên.
    • C.Đẩy xuống. 
    • D.Đẩy sang bên.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 8832

    Câu nào đúng? Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là 

    • A. lực mà ngựa tác dụng vào xe.
    • B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
    • C.lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. 
    • D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 8833

    Câu nào đúng? Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn 

    • A.bằng 500 N.
    • B.bé hơn 500 N.
    • C.lớn hơn 500 N. 
    • D.phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 8834

    Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng? 

    • A.Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
    • B.Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
    • C.Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng. 
    • D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 8835

    Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vao tường và bật ngược trở lại: 

    • A.Lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng.
    • B.Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào quả bóng.
    • C.Lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng. 
    • D.Không đủ cơ sở để kết luận.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 8836

    Lực và phản lực không có tính chất sau: 

    • A.luôn xuất hiện từng cặp
    • B.luôn cùng loại
    • C.luôn cân bằng nhau 
    • D. luôn cùng giá ngược chiều
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 8837

    Điều nào sau đây là sai khi nói về lực về phản lực: 

    • A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
    • B.Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
    • C.Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. 
    • D.Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 8838

    Phát biểu sai khi nói về lực về phản lực: 

    • A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
    • B.Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
    • C.Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. 
    • D.Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?