Bài kiểm tra
40 câu hỏi ôn tập môn Sinh 11 HK2 năm 2018-2019
Câu 1: Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của cơ sở vật chất này.
Câu 2: Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của cơ sở vật chất này.
Câu 3: Nêu các thành phần cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống. Cho biết đặc điểm về số lượng, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh trong hệ thống này? Ý nghĩa của những đặc điểm này?
Câu 4: Trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
Câu 5: Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của điện thế nghỉ.
Câu 6: Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của điện thế hoạt động.
Câu 7: Trình bày sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không có và có bao miêlin. So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi thần kinh này.
Câu 8: Khái niệm xináp. Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có những loại xi náp nào?
Câu 9: Căn cứ vào thành phần cấu tạo (hay bản chất hoạt động), có những loại xináp nào?
Câu 10: Nêu các thành phần cấu tạo của xináp hóa học. Trình bày ngắn gọn quá trình truyền tin qua xináp hóa học.
Câu 11: Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp?
Câu 12: Tập tính là gì? Tùy theo bản chất, có những loại tập tính nào? Cơ sở thần kinh của tập tính?
Câu 13: Đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Câu 14: Nêu một số hình thức học tập ở động vật mà em biết? Hình thức nào chỉ có ở động vật có tổ chức thần kinh cao cấp?
Câu 15: Nêu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật?
Câu 16: Khái niệm sinh trưởng, phát triển.
Câu 17: Thế nào là mô phân sinh? Có những loại mô phân sinh nào? Mô phân sinh nào có ở thực vật Một Lá Mầm, Hai Lá Mầm?
Câu 18: Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp? Các hình thức sinh trưởng này, lần lượt có ở lớp thực vật nào?
Câu 19: Nêu các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật.
Câu 20: Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật?
Câu 21: Trình bày nơi tiết, tác động sinh lí (ở mức tế bào và mức cơ thể) và ứng dụng của các hoocmôn thực vật.
Câu 22: Nêu các nhân tố chi phối sự ra hoa. Trình bày cơ chế điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì ở thực vật.
Câu 23: Thế nào là biến thái ở động vật? Dựa vào biến thái, ở động vật có những kiểu phát triển nào?
Câu 24: Trình bày các giai đoạn của phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái hoàn toàn.
Câu 25: Trình bày tác động sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Câu 26: Khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Nêu những hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Câu 27: Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật hạt kín
Câu 28: Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Câu 29: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Câu 30: Trình bày sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng ở động vật. Nêu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
Câu 31: Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
Câu 32: Phải tác động thế nào để nòng nọc không biến thành ếch,nòng nọc nhanh chong biến thành ếch nhái con bé xíu?
Câu 33: Tại sao ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây dài ngày, còn ánh sáng đỏ xa lại kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn? Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối. Trong quang chu kỳ: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ - 7 giờ tối, cây đó ra hoa không? Vì sao?
Câu 34: Tại sao ở người khi tiết quá nhiều hoặc quá ít hoocmon sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển?
Câu 35: Con người có ứng dụng gì để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật?
Câu 36: Khái niệm xinap? Vẽ và chú thích cấu tạo của một xinap hoá học?
Câu 37: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại mà có lợi cho cây trồng?
Câu 38: Nêu và phân tích các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? Ý nghĩa của việc nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Câu 39: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao myêlin với sợi không có bao myêlin?
Câu 40: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp?