40 Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 chương Dòng điện không đổi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 91073

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    • A.Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
    • B.Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
    • C.Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
    • D.Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 91074

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
    • B.Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
    • C.Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
    • D.Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 91077

    Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

    • A.3,125.1018.     
    • B. 9,375.1019
    • C.7,895.1019
    • D.2,632.1018.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 91078

    Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

    • A.RTM = 200 (Ω).
    • B.RTM = 300 (Ω).
    • C. RTM = 400 (Ω).
    • D.RTM = 500 (Ω).
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 91080

    Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1

    • A.U1 = 1 (V). 
    • B.U1 = 4 (V). 
    • C.U1 = 6 (V).     
    • D.U1 = 8 (V).
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 91082

    Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

    • A.RTM = 75 (Ω).     
    • B.RTM = 100 (Ω).
    • C.RTM = 150 (Ω).     
    • D.RTM = 400 (Ω).
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 91084

    Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

    • A.U = 12 (V).     
    • B.U = 6 (V).
    • C.U = 18 (V).
    • D.U = 24 (V).
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 91086

    Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

    • A.làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
    • B.làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
    • C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
    • D.làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 91088

    Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự

    • A.chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng của máy thu.
    • B.chuyển hoá nhiệt năng thành điện năng của máy thu.
    • C.chuyển hoá cơ năng thành điện năng của máy thu.
    • D.chuyển hoá điện năng thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt của máy thu.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 91090

    Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

    • A.A = EIt.
    • B.A = UIt.   
    • C.A = EI.  
    • D.A = UI.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 91092

    Công của dòng điện có đơn vị là:

    • A.J/s     
    • B.kWh           
    • C.W  
    • D.kVA
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 91094

    Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị

    • A.R = 100 (Ω).  
    • B.R = 150 (Ω).
    • C.R = 200 (Ω).  
    • D.R = 250 (Ω).
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 91096

    Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:

    • A.E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω). 
    • B.E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
    • C.E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).
    • D.E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 91098

    Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị

    • A.R = 1 (Ω).  
    • B.R = 2 (Ω).
    • C.R = 3 (Ω). 
    • D.R = 6 (Ω).
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 91100

    Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:

    • A. r = 2 (Ω).         
    • B.r = 3 (Ω).        
    • C.r = 4 (Ω).  
    • D.r = 6 (Ω).
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 91102

    Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị

    • A.R = 3 (Ω). 
    • B.R = 4 (Ω)
    • C.R = 5 (Ω). 
    • D.R = 6 (Ω).
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 91104

    Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (Ω) đến R2 = 10,5 (Ω) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:

    • A. r = 7,5 (Ω). 
    • B.r = 6,75 (Ω).
    • C.r = 10,5 (Ω)
    • D. r = 7 (Ω).
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 91106

    Cho đoạn mạch như hình vẽ (2.42) trong đó E1 = 9 (V), r1 = 1,2 (Ω); E2 = 3 (V), r2 = 0,4 (Ω); điện trở R = 28,4 (Ω). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB = 6 (V). Cường độ dòng điện trong mạch có chiều và độ lớn là:

        

    • A. chiều từ A sang B, I = 0,4 (A).
    • B.chiều từ B sang A, I = 0,4 (A).
    • C.chiều từ A sang B, I = 0,6 (A).
    • D.chiều từ B sang A, I = 0,6 (A).
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 91108

    Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồng điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là:

    • A.I’ = 3I. 
    • B.I’ = 2I.       
    • C.I’ = 2,5I. 
    • D.I’ = 1,5I.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 91110

    Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 2 (V) và điện trở trong r = 1 (Ω). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là:

    • A.Eb = 12 (V); rb = 6 (Ω).   
    • B.Eb = 6 (V); rb = 1,5 (Ω).
    • C.Eb = 6 (V); rb = 3 (Ω).          
    • D.Eb = 12 (V); rb = 3 (Ω).
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 91112

    Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng song song rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là:

    • A.5 (W).   
    • B.10 (W).   
    • C.40 (W).    
    • D.80 (W).
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 91114

    Khi hai điện trở giống nhau mắc song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là:

    • A.5 (W).     
    • B.10 (W). 
    • C.40 (W).  
    • D.80 (W).
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 91115

    Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:

    • A. t = 4 (phút). 
    • B.t = 8 (phút).
    • C.t = 25 (phút).
    • D.t = 30 (phút).
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 91116

    Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 3 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

    • A.R = 1 (Ω).   
    • B.R = 2 (Ω).     
    • C.R = 3 (Ω).    
    • D.R = 4 (Ω).
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 91117

    Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

    • A.giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
    • B.tỉ lệ thuận với  cường độ dòng điện chạy trong mạch.
    • C.tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
    • D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 91118

    Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?

    • A.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
    • B.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
    • C.Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
    • D.Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 91119

    Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:

    • A.E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).         
    • B.E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
    • C.E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).
    • D.E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 91120

    Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?

    • A.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc thêm một vôn kế giữa hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
    • B.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
    • C.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Thay điện trở nói trên bằng một điện trở khác trị số. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế trong hai trường hợp cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
    • D.Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 91121

    Công suất định mức của các dụng cụ điện là

    • A.Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
    • B.Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
    • C.Công suất mà dụng cụ đó đạt được khi hoạt động bình thường.
    • D.Công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được bất cứ lúc nào.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 91122

    Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua

    • A.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
    • B.tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.
    • C. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện.
    • D.tỉ lệ thuận với bình phương điện trở của dây dẫn.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 91123

    Một acquy có suất điện động 2 V, điện trở trong 1 W. Nối hai cực của acquy với điện trở R = 9 W thì công suất tiêu thụ trên điện trở R là

    • A.3,6 W.           
    • B.1,8 W.        
    • C. 0,36 W.    
    • D.0,18 W
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 91124

    Một mạch điện kín gồm nguồn điện có điện trở trong đáng kể với mạch ngoài là một biến trở. Khi tăng điện trở mạch ngoài thì cường độ dòng điện trong mạch: 

    • A.tăng.        
    • B.tăng tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
    • C.giảm.   
    • D.giảm tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 91125

    Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì

     

    • A.độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
    • B.cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
    • C.hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
    • D.công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 91126

    Tăng chiều dài của dây dẫn lên hai lần và tăng đường kính của dây dẫn lên hai lần thì điện trở của dây dẫn sẽ

    • A.tăng gấp đôi.
    • B. tăng gấp bốn.  
    • C.giảm một nữa.                     
    • D. giảm bốn lần.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 91127

    Một nguồn điện có suất điện động 6 V và điện trở trong 1 W thì có thể tạo ra được một dòng điện có cường độ lớn nhất là

    • A.2 A.
    • B.4 A.      
    • C.6 A. 
    • D.8 A.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 91128

    Có 15 chiếc pin giống nhau, mỗi cái có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,6 W. Nếu đem ghép chúng thành ba dãy song song mỗi dãy có 5 pin thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

    • A.7,5 V và 1 W
    • B.7,5 V và 3 W.
    • C.22,5 V và 9 W.     
    • D.15 V và 1 W.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 91129

    Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch

    • A.vẫn bằng I.
    • B.bằng 1,5I.    
    • C. bằng  I/3.   
    • D.bằng 0,5I.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 91130

    Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì 

    • A.độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
    • B.cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
    • C.hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
    • D.công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 91131

    Hai điện trở giống nhau dùng để mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu mắc chúng nối tiếp với nhau rồi mắc vào hiệu điện thế đó thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 W. Nếu mắc chúng song song rồi mắc chúng vào hiệu điện thế đó thì công suất tiêu thụ của chúng là

    • A. 5 W.    
    • B.10 W.          
    • C.20 W.  
    • D.80 W.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 91132

    Một acquy suất điện động 6 V điện trở trong không đáng kể mắc với bóng đèn 6 V-12 W thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là

    • A. 0,5 A.   
    • B. 1 A.      
    • C.2 A.   
    • D.4 A.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?