40 Bài tập trắc nghiệm Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Sinh học 10 có đáp án

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 14738

    Khi nuôi cấy vi sinh vật, môi trường tự nhiên: 

    • A.Môi trường chứa các chất tự nhiên, đã xác định được thành phần và số lượng.
    • B.Môi trường chứa các chất được con người lấy từ tự nhiên, tổng hợp theo công thức nhất định. 
    • C.Môi trường gồm các chất trong tự nhiên có bổ sung thêm một số thành phần hóa học khác. 
    • D.Môi trường chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số lượng.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 14739

    Có bao nhiêu môi trường nuôi cấy cơ bản? 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 14740

    Môi trường tổng hợp dùng nuôi cấy vi sinh vật có các đặc điểm sau: 

    • A.Môi trường đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi trường đó.
    • B.Môi trường đã biết số lượng nhưng chưa biết thành phần các chất chứa trong môi trường.
    • C.Các chất lấy từ thiên nhiên, phù hợp nuôi sống vi sinh vật. 
    • D.Môi trường đã biết thành phần hóa học nhưng với hàm lượng ngẫu nhiên.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 14741

    Cho các môi trường cấp và đặc điểm của môi trường đó, hãy cho biết lựa chọn nào đúng?

    1. Môi trường bán tổng hợp

    a. chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số lượng.

    2. Môi trường tổng hợp

    b. chứa các chất đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi trường đó.

    3. Môi trường tự nhiên

    c. chứa các chất tự nhiên chưa biết được thành phần số lượng và các hóa chất đã biết thành phần số lượng.

    d. chứa các chất tự nhiên đã xác định thành phần, số lượng và chứa hóa chất chưa xác định thành phần và số lượng.

     

     

    • A.1a – 2b - 3c           
    • B.1c – 2b - 3a
    • C.1d - 2c – 3a       
    • D.1b – 2c – 3a
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 14742

    Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối khoáng, nước thịt. Đây là loại môi trường: 

    • A.tự nhiên    
    • B.tổng hợp.     
    • C. bán tổng hợp.             
    • D.không phải A, B,C
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 14743

    Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:

    (NH4)3PO4 (0,2);   KH2PO4 (1,0);   MgSO4(0,2);   CaCl2(0,1);   NaCl(0,5).

    Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường 

    • A.tự nhiên 
    • B.nhân tạo
    • C.tổng hợp.  
    • D.bán tổng hợp.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 14744

    Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường: 

    • A.tự nhiên      
    • B.tổng hợp.
    • C.bán tổng hợp.  
    • D.không phải A, B,C.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 14745

    Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu: 

    • A.quang tự dưỡng.                 
    • B.quang dị dưỡng.
    • C.hoá tự dưỡng.      
    • D.hoá dị dưỡng.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 14746

    Vi khuẩn tía không chứa S dinh dưỡng theo kiểu: 

    • A.quang tự dưỡng.      
    • B.quang dị dưỡng.
    • C.hoá tự dưỡng.                 
    • D.hoá dị dưỡng.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 14747

    Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu: 

    • A.quang tự dưỡng.      
    • B.quang dị dưỡng.
    • C.hoá tự dưỡng.     
    • D.hoá dị dưỡng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 14748

    Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ: 

    • A.ánh sáng và CO2.   
    • B.ánh sáng và chất hữu cơ.
    • C.chất vô cơ và CO2.    
    • D.chất hữu cơ.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 14749

    Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật hóa tự dưỡng?

       1. Vi khuẩn sắt                  2. Vi khuẩn tía                 

       3. Vi khuẩn lam                 4. Vi khuẩn nitrat hóa      

       5. Vi khuẩn hoại sinh       

       6. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh. 

    • A.1, 2, 3, 4, 5, 6              
    • B.1, 4, 5
    • C.1, 4, 5
    • D.1, 4, 6
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 14750

    Trong các vi sinh vật sau đây, có bao nhiêu vi sinh vật nào không theo phương thức quang dị dưỡng?

       1. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.

       2. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.

       3. Tảo.

       4. Vi khuẩn lam.

       5. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.

       6. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 14751

    Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa hai kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị dưỡng là: 

    • A.Nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ hoặc chất vô cơ.
    • B.Đều có nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
    • C.Nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất vô cơ. 
    • D.Đều có nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 14752

    Có bao nhiêu phát biểu sai đối với quá trình lên men?

       1. Nguyên liệu sử dụng là chất hữu cơ.

       2. Trải qua giai đoạn đầu gọi là đường phân.

       3. Xảy ra trong điều kiện thiếu oxi.

       4. Cho điện tử là chất vô cơ, nhận điện tử là chất vô cơ

       5. Hiệu suất năng lượng rất cao. 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 14753

    Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5).

    Nguồn cacbon của vi sinh vật này là: 

    • A.chất hữu cơ     
    • B.chất vô cơ
    • C.CO
    • D.cả A và B
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 14754

    Cho các phát biểu sau:

       1. Giải phóng CO2, tỏa nhiệt và tạo ATP.

       2. Trải qua giai đoạn đường phân.

       3. Chất nhận điện tử cuối cùng đều là chất vô cơ.

       4. Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ.

    Trong các phát biểu sau, số phát biểu không phải điểm giống nhau giữa 3 quá trình hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men? 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 14755

    Trong sơ đồ chuyển hoá:

       CH3CH2OH + O2 " X + H2O + Năng lượng X là: 

    • A.axit lactic. 
    • B.rượu etanol.
    • C.axit axetic       
    • D.axit xitric
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 14756

    Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của: 

    • A.vi khuẩn lactic đồng hình.
    • B.vi khuẩn lactic dị hình.
    • C.nấm men rượu. 
    • D.nấm cúc đen.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 14757

    Chất nhận electron cuối cùng là là các hợp chất vô cơ xảy ra ở: 

    • A.Hô hấp hiếu khí
    • B.Hô hấp kị khí
    • C.Lên men       
    • D.A và B
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 14758

    Một học sinh viết phương trình tổng quát của quá trình lên men bị sai như sau:

     

    Vi khuẩn

     

    CH3CH2OH + O2

    →→→→→→→

    CH3COOH + H2O+Q

    axit piruvic

    Axit axetic (II)

    axit lactic

    (I)

     

    (III)

    Phải điều chỉnh thế nào cho đúng

    • A.I (etanol); II (vi khuấn lactic); III (axit lactic).
    • B.I (axit piruvic); II (vi khuẩn axetic); III (axit axetic).
    • C.I (etanol); II (vi khuẩn axetic); III (axit axetic). 
    • D.I (etilic); II (vi khuẩn propionic); III (axit propionic).
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 14759

    Ở vi sinh vật nhân sơ, hô hấp hiếu khí xảy ra ở tại: 

    • A.Màng sinh chất  
    • B.màng ngoài ti thể.
    • C.Màng trong ti thể    
    • D.Tế bào chất
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 14760

    Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của: 

    • A.nấm men rượu.
    • B.vi khuẩn mì chính.
    • C.nấm cúc đen.     
    • D.vi khuẩn lactic.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 14761

    Nội dung nào sau đây sai? 

    • A.Lên men là quá trình yếm khí, các electron sinh ra trong đường phân được chuyển cho phân tử hữu cơ oxi hóa.
    • B.Trong hô hấp hiếu khí, các electron sinh ra đường phân được chuyển cho oxi và tạo ATP.
    • C.Thực chất của lên men giấm là quá trình oxi hóa rượu, thực hiện bởi vi khuẩn axetic. 
    • D.Trong quá trình lên men lactic, chất nhận điện tử cuối cùng là CO2.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 14762

    Khi nói về quá trình tổng hợp axit nucleic và protein ở vi sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

       1. ADN ở vi sinh vật có khả năng tự nhân đôi.

       2. Qúa trình phiên mã ngược ở vi sinh vật sử dụng sợi khuôn ARN để tổng hợp ADN.

       3. Phiên mã ngược xuất hiện ở HIV và tất cả các vi khuẩn

       4. Do vi sinh vật có cấu tạo đơn giản nên quá trình tổng hợp protein cũng đơn giản hơn so với sinh vật bậc cao.

       Phương án đúng: 

    • A.1, 3 
    • B.2, 4
    • C.3, 4  
    • D.2, 3, 4
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 14763

    Sự tổng hợp sinh khối ở vi sinh vật lớn gấp nhiều lần so với vi sinh vật bậc cao là do: 

    • A.Tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối ở vi sinh vật rất cao.
    • B. Vi sinh vật dễ thích nghi với bất cứ môi trường.
    • C.Các giai đoạn của quá trình đồng hóa của vi sinh vật xảy ra ngắn. 
    • D.Vi sinh vật có quá trình phiên mã ngược.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 14764

    Nhờ hoạt động tổng hợp của vi sinh vật, đã bổ sung nguồn axit amin không thay thế cho loài người gồm: 

    • A.Xerin, Threonin, metionin, triptophan.
    • B.Histidin, metionin, lizin, threonin.
    • C.Triptophan, lizin, metionin, loxin. 
    • D.Lizin, threonin, triptophan, metionin.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 14765

    Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là: 

    • A.104.23  
    • B.104.24 
    • C.104.25     
    • D.104.26
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 14766

    Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha 

    • A.tiềm phát.    
    • B.cấp số.
    • C.cân bằng động.       
    • D.suy vong.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 14767

    Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha: 

    • A.lag.
    • B.log.
    • C.cân bằng động.   
    • D.suy vong
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 14768

    Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha: 

    • A.lag
    • B.log.
    • C.cân bằng động.    
    • D.suy vong.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 14769

    Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào? 

    • A.Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy.
    • B.Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
    • C.Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy. 
    • D.Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 14770

    Thời gian thế hệ của vi sinh vật là: 

    • A.Thời gian để số tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi.
    • B.Thời gian sống của vật chủ, chứa các vi sinh vật kí sinh.
    • C.Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia. 
    • D.A và C.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 14771

    Đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức không liên tục là: 

    • A.Vi khuẩn tạo ra bào xác để phản ứng lại môi trường mới.
    • B.Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho sự phân bào.
    • C.Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các dây tơ vô sắc để chuẩn bị phân bào. 
    • D.Vi khuẩn thải ra môi trường một số chất dư thừa làm thay đổi độ pH cho phù hợp.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 14772

    Khi nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân để chuyển từ pha lũy thừa sang pha cân bằng do:

       1. Nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thường xuyên.

       2. Tích lũy các chất độc hại.

       3. Lấy ra sinh khối và các chất thải.

       4. Chất dinh dưỡng cạn kiệt.

       5. Nồng độ oxi giảm, độ pH môi trường thay đổi. 

    • A.1, 3 
    • B.2, 4, 5 
    • C.2, 4   
    • D.1, 2, 3, 5
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 14773

    Cho các pha nuôi cấy của quá trình nuôi cấy không liên tục vi khuẩn:

       1. Pha lũy thừa                  2. Pha suy vong

       3. Pha cân bằng                 4. Pha tiềm phát

    Thứ tự các giai đoạn của quá trình này: 

    • A.1-2-3-4
    • B.4-1-3-2    
    • C.4-1-2-3   
    • D.1-4-3-2
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 14774

    Vai trò chủ yếu của việc nuôi cấy không liên tục: 

    • A.Tiêu diệt số vi khuẩn gây bệnh.        
    • B.Sản xuất sinh khối vi sinh vật.                
    • C.Nghiên cứu đặc điểm hoạt động của một chủng vi sinh vật nào đó. 
    • D.Chế tạo vacxin.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 14775

    Hình thức nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào sau đây? 

    • A.Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy.
    • B.Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
    • C.Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy. 
    • D.Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 14776

    Tại sao hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật giúp con người sản xuất có hiệu quả các hợp chất sinh học có giá trị? 

    • A.Vì con người không còn hình thức nào khác ngoài việc sử dụng vi sinh vật.
    • B.Vì chất dinh dưỡng bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh khối sẽ được lấy ra liên tục.
    • C.Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các vi sinh vật luôn ở giai đoạn tiềm phát, chuẩn bị phân chia. 
    • D.Vì chất thải được rút ra liên tục, kích thích tế bào vi sinh vật sinh sản.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 14777

    Loại bào tử không phải bào tử sinh sản của vi khuẩn là: 

    • A.nội bào tử.    
    • B.ngoại bào tử.
    • C.bào tử đốt.   
    • D.Cả A, B, C.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?