Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 29361
Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?
- A.Hơ nóng cổ chai
- B.Hơ nóng cả nắp và cổ chai
- C.Hơ nóng đáy chai
- D.Hơ nóng nắp chai
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 29362
Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi?
- A.Tăng lên hoặc giảm xuống
- B.Tăng lên
- C.Giảm xuống
- D.Không thay đổi
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 29363
Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?
- A.Để tôn không bị thủng nhiều lỗ
- B.Để tiết kiệm đinh
- C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt
- D.Cả A- B và C đều đúng
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 29364
Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng?
- A.Để dễ thoát nước
- B.Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt
- C.Cả A và B đều đúng
- D.Cả A và B đều sai
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 29365
Chọn phát biểu sai:
- A.Chất lỏng nở ra khi nóng lên
- B.Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
- C.Chất lỏng co lại khi lạnh đi
- D.Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 29366
Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
- A.Làm bếp bị đẹ nặng
- B.Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài
- C.Tốn chất đốt
- D. Lâu sôi
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 29367
Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
- A.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
- B.Khối lượng của chất lỏng giảm
- C.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
- D.Khối lượng của chất lỏng tăng
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 29368
Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?
- A.Thể tích của chất lỏng giảm
- B.Khối lượng của chất lỏng không đổi
- C.Thể tích của chất lỏng tăng
- D.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 29369
Chọn câu trả lời đúng: Tại 40oC nước có:
- A.Trọng lượng riêng lớn nhất
- B.Thể tích lớn nhất
- C.Trọng lượng riêng nhỏ nhất
- D.Khối lượng lớn nhất
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 29370
Chọn câu trả lời chưa chính xác:
- A.Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra
- B.Nước co dãn vì nhiệt
- C.Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại
- D.Ở 00C nước sẽ đóng băng
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 29371
Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất?
- A.Rắn
- B.Lỏng
- C.Khí
- D.Dãn nở như nhau
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 29372
Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?
- A.Thể rắn
- B.Thể lỏng
- C.Thể hơi
- D.Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 29373
Ở điều kiện bình thường, nhận xét nào sau đây là sai?
- A.Nước có thể là chất lỏng, rắn hoặc khí
- B.Không khí, ôxi, nitơ là chất khí
- C.Rượu, nước, thuỷ ngân là chất lỏng
- D. Đồng, sắt, chì là chất rắn
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 29374
Chọn câu trả lời đúng: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ?
- A.Vì võ quả bóng gặp nóng nên nở ra
- B.Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng
- C.Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt
- D.Vì võ quả bóng co lại
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 29375
Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được cấu tạo bằng:
- A.Một thanh đồng và một thanh sắt
- B.Hai thanh kim loại khác nhau
- C.Một thanh đồng và một thanh nhôm
- D.Một thanh nhôm và một thanh sắt
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 29376
Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:
- A.Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
- B.Chất rắn nở ra khi nóng lên
- C.Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
- D.Chất rắn co lại khi lạnh đi
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 29377
Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?
- A.Để tiết kiệm thanh ray
- B.Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt
- C.Để tạo nên âm thanh đặc biệt
- D.Để dễ uốn cong đường ray
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 29378
Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng:
- A.dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
- B.dãn nở vì nhiệt của chất rắn
- C. dãn nở vì nhiệt của chất khí
- D.dãn nở vì nhiệt của các chất
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 29379
Chọn kết luận sai:
-
A.Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của người
- B.Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí trong phòng
- C.Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo của một lò luyện kim
- D.Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ của bàn là
-
A.Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của người
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 29380
Hai nhiệt kế thuỷ ngân có óng quản giống nhau nhưng bầu to nhỏ khác nhau. Mực thuỷ ngân đang ở mức ngang nhau, nhúng chúng vào một cốc nước nóng thì:
- A.Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một nhiệt độ
- B.Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một độ cao
- C.Mực thuỷ ngân của nhiệt kế có bầu lớn dâng lên cao hơn
- D.Nhiệt kế có bầu lớn cho kết quả chính xác hơn
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 29381
Chọn câu trả lời đúng: Nhiệt kế y tế dùng để đo:
- A.Nhiệt độ của nước đá
- B.Thân nhiệt của người
- C.Nhiệt độ của hơi nước đang sôi
- D.Nhiệt độ của môi trường
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 29382
Chọn câu trả lời sai: Thân nhiệt của người bình thường là:
- A.370C
- B. 690F
- C.310 K
- D.98,60F
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 29383
Hãy tính 1000F bằng bao nhiêu 0C?
- A.500C
- B.320C
- C.180C
- D.37,770C
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 29384
Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây?
- A.Một khối chất lỏng biến thành chất rắn
- B.Một khối chất khí biến thành chất lỏng
- C.Một khối chất rắn biến thành chất lỏng
- D.Một khối chất khí biến thành chất rắn
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 29385
Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào:
- A.Nước ở nhiệt độ 300C
- B.Nước ở nhiệt độ 00C
- C.Nước ở nhiệt độ -300C
- D.Nước ở nhiệt độ 100C
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 29386
Chọn câu trả lời đúng:
Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?
- A.Hoá hơi và ngưng tụ
- B.Nóng chảy và đông đặc
- C.Nung nóng
- D.Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 29387
Nhận định nào sau đây là đúng?
- A.Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình ngược nhau
- B.Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình giống hệt nhau
- C.Cả A và B đều sai
- D.Cả A và B đều đúng
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 29388
Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?
- A.Chất lỏng biến thành hơi
- B.Chất rắn biến thành chất khí
- C.Chất khí biến thành chất lỏng
- D.Chất lỏng biến thành chất rắn
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 29389
Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
- A.Mặt thoáng lọ càng nhỏ
- B.Lọ càng nhỏ
- C.Lọ càng lớn
- D.Mặt thoáng lọ càng lớn
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 29390
Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
- A.Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu
- B.Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu
- C. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh
- D.Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh