30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Âm học môn Vật lý 7

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 40349

    Chọn câu trả lời đúng

    Nguồn âm là gì?

    • A.Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh
    • B.Là những vật phát ra âm thanh
    • C.Là những âm thanh phát ra từ âm thoa
    • D.Cả 3 câu trên đều đúng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 40351

    Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm thanh khi nào?

    • A.Khi kéo căng vật
    • B.Khi uốn cong vật
    • C.Khi nén vật
    • D.Khi làm vật dao động
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 40355

    Chọn câu trả lời đúng

    Đặc điểm chung của nguồn âm:

    • A.Các vật khi chuyển động đều phát ra âm thanh
    • B.Các vật phát ra âm thanh đều dao động
    • C.Các vật dao động đều phát ra âm thanh
    • D.A, B, C đều đúng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 40359

    Chọn câu trả lời đúng

    Khi gõ vào mặt trống ta nghe được âm thanh phát ra. Vậy âm thanh đó phát ra từ đâu?

    • A.Từ dùi gõ
    • B.Từ mặt trống
    • C.Từ cả dùi gõ và mặt trống
    • D.Từ các lớp không khí trên mặt trống
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 40362

    Chọn câu trả lời đúng.

    Âm truyền đi được là do môi trường vậy những môi trường nào sau đây không truyền được âm

    • A.Nước
    • B.Không khí
    • C.Chân không
    • D.Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 40365

    Em hãy chọn câu sai:

    • A.Môi trường rắn, lỏng truyền được âm
    • B.Môi trường không khí và chân không không truyền được âm
    • C.Thép truyền âm tốt hơn gỗ
    • D.Để âm truyền được nhất định phải có môi trường
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 40370

    Điền vào chỗ trống:

    Trong các môi trường… âm truyền đi với… khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vận tốc của âm truyền đi trong không khí là… và trong thép là…

    • A.Như nhau, vận tốc, 340m/s, 6100m/s
    • B.Khác nhau, tần số, 20Hz, 20 000 Hz
    • C.Khác nhau, vận tốc, 6 100m/s, 340m/s
    • D. Khác nhau, vận tốc, 340m/s, 6 100m/s
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 40372

    Âm thanh được tạo ra nhờ:

    • A.Nhiệt
    • B.Điện
    • C.Ánh sáng
    • D. Dao động
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 40375

    Khi bạn Tín nói thầm và tai bạn Na, bộ phận nào dao động phát ra âm?

    • A.Màng nhĩ của bạn Na
    • B.Khí quản của bạn Tín
    • C.Lớp không khí giữa hai bạn
    • D.Dây âm thanh của bạn Tín
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 40378

    Nguồn âm của máy bay phản lực là:

    • A.Đầu máy bay
    • B.Cánh máy bay
    • C.ống phụt khí phản lực
    • D.Khoang máy bay
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 40381

    Nguồn âm của máy bay trực thăng là:

    • A.Càng máy bay
    • B. Đuôi máy bay
    • C. Đầu máy bay
    • D.Cánh quạt quay
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 40385

    Chọn câu trả lời đúng:

    • A.Con người có thể tạo ra nguồn âm từ những bộ phận của cơ thể
    • B.Nguồn âm của con ong là do miệng con ong phát ra
    • C.Con rắn không thể tạo ra nguồn âm
    • D.Con vẹt phát ra được tiếng kêu là do mỏ nó cong
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 40387

    Sở dĩ chó có thể phát ra những tiếng động lạ mà con người không nghe thấy là vì:

    • A. Tai chó nhạy với hạ âm
    • B.Tai chó thường hay áp xuống đất do vậy mà phát hiện được âm thanh nhỏ ngay cả khi đang ngủ
    • C.Tai chó nhạy với cả siêu âm
    • D.Cả ba câu trên đều đúng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 40390

    Em hãy chọn câu sai:

    • A.Môi trường càng loãng khi âm truyền đi càng nhanh
    • B.Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng nhanh
    • C.Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền âm
    • D.Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 40392

    Trên núi cao âm thanh truyền đi:

    • A.Dễ hơn, vì không có vật cản âm
    • B.Dễ hơn vì trên núi gió rất lớn do đó mà âm được mang đi
    • C.Khó hơn, vì không khí loãng môi trường truyền âm kém
    • D.Khó hơn vì trên núi lạnh hơn, âm thanh khó truyền đi hơn
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 40395

    Một người trọng tài đang thổi còi trong một trận đấu bóng đá. Nguồn âm ở đây là:

    • A.Miệng của người trọng tài
    • B.Chiếc còi
    • C.Dây thanh đới của người trọng tài
    • D.Viên bi và luồng khí bên trong còi
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 40398

    Khi uống trà lipton trai, các bạn Nguyện, Ngân, Tiến, Hải đã thử thổi vào miệng chai như đã quảng cáo trên ti vi và nghe thấy âm thanh phát ra. Theo em, cái gì đã phát ra âm?

    • A.Hơi ở trong miệng của các bạn
    • B.Do vỏ chai dao động
    • C.Do lớp nước trong trai dao động
    • D.Do cột không khí trong trai dao động
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 40401

    Ở Tây Nguyên có một loại đàn gọi là Krông – put, đàn này do một nghệ sĩ chơi bằng cách vỗ hai bàn tay để tạo ra một luồng khí vào trong ống, tùy huộc vào cách vỗ mà âm thanh phát ra khác nhau. Em hãy cho biết bộ phận nào đã dao động phát ra âm:

    • A. Lớp không khí trong ống trúc
    • B.Bàn tay của người đánh đàn
    • C.Ống trúc
    • D.Cả ba câu trên đều sai
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 40403

    Khi bầu trời xám xịt, có sấm chớp nguồn âm ở đây là:

    • A.Các đám mây
    • B.Các lớp không khí dãn nở mạnh phát ra âm
    • C.Gió lớn
    • D.Hơi nước trong không khí
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 40405

    Khi thổi còi mà bịt lỗ còi lại thì:

    • A.Còi không kêu nữa vì viên bi ở bên trong không xoay được
    • B.Còi vẫn kêu nhưng kêu nhỏ hơn
    • C.Còi không kêu nữa vì lớp không khí bên trong còi không dao động và thoát ra bên ngoài được
    • D.Còi kêu to hơn bình thường
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 40407

    Hai bố con Thủy cùng nghe nhạc bằng máy Cát – xét, bố Thủy bảo “đố con tiếng nhạc phát ra từ bộ phận nào?”. Em hãy giúp Thủy trả lời nhé:

    • A. Từ băng cát – xét
    • B.Từ loa máy
    • C.Từ màng lọc của loa
    • D.Từ núm điều chỉnh âm thanh
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 40409

    Nguồn âm của cây sáo trúc là:

    • A.Các lỗ sáo
    • B.Miệng người thổi sáo
    • C.Lớp không khí trong ống sáo
    • D.Lớp không khí ngoài ống sáo
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 40410

    Chọn câu trả lời đúng.

    Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:

    • A.Dây đàn
    • B.Hộp đàn
    • C.Ngón tay gảy đàn
    • D.Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 40411

    Chọn câu trả lời đúng.

    Một lần đi du lịch ở Đà Lạt, ngồi trên đồi thông, Hoa nghe có tiếng vi vu mỗi khi có gió thổi qua. Em hãy cho biết vật phát ra âm thanh là:

    • A.Lá cây     
    • B.Thân cây
    • C.Luồng gió      
    • D.Luồng gió và là cây
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 40412

    Chọn câu trả lời đúng.

    Vào ban đêm ở bờ biển ta thường nghe thấy tiếng rì rào, âm thanh ấy phát ra từ đâu?

    • A. Bãi cát
    • B.Gió
    • C.Sóng biển
    • D.Từ nước biển và bãi cát
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 40413

    Bạn Nam sau khi nhìn thấy tia chớp 3s thì nghe một tiếng nổ lớn. Em hãy giúp Nam tìm ra khoảng cách từ nơi phát ra tia chớp đến chỗ bạn Nam đứng.

    • A.1020 m     
    • B.340 m
    • C.3000 m     
    • D.2040 m
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 40414

    Một người quan sát sau khi nhìn thấy tia chớp 5 s thì nghe được tiếng sét. Biết khoảng cách từ nơi sét đánh đến chỗ người quan sát là 1700 m. Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu?

    • A.170 m/s     
    • B.340 m/s
    • C.170 km/s  
    • D.340 km/s
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 40415

    Đặt một cái đồng hồ hẹn giờ vào trong một bình thủy tinh đậy kín nắp rồi bỏ chìm vào trong một thùng nước:

    • A.Nước càng đầy âm phát ra càng nhỏ
    • B.Nước càng ít âm phát ra càng nhỏ
    • C.Nước càng đầy âm phát ra càng bổng
    • D.Nước càng ít âm phát ra càng trầm
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 40416

    Một bạn học sinh lớp 7 đã tính độ sâu của giếng nhà mình bằng cách sau:

    Bạn thả một viên đá cho rơi xuống giếng và lắng nghe. Từ lúc viên đá chạm mặt nước đến khi nghe thấy âm thanh đó là 0,5 giây. Bạn đã tính được độ sâu của giếng là 340 x 0,5 =170 m. Theo em kết quả này có chính xác không?

    • A.Chính xác. Vì đó chính là quãng đường âm thanh truyền từ mặt nước đến tai với vận tốc âm thanh trong thời gian 1 giây.
    • B.Chính xác. Vì bạn đó đã thực hiện rất nhiều lần và cho kết quả lặp lại
    • C.Không chính xác vì không có cái giếng nào sâu như vậy.
    • D.Không chính xác, vì bằng mắt thường bạn đó sẽ không xác định được chính xác thời điểm hòn đá chạm mặt nước do đó mà không xác định đúng thời gian truyền âm
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 40417

    Tại sao khi áp tai vào sát tường thì ta nghe tiếng thì thầm của phòng bên cạnh trong khi nếu không áp sát tai thì không nghe được:

    • A.Vì nếu áp sát tường thì khoảng cách gần hơn do đó mà dễ nghe.
    • B.Do tiếng nói ở phòng bên cạnh đập vào tường, các phần tử vật chất của tường dao động. Nếu tai ta áp vào tường thì những dao động đó sẽ truyền đến màng nhĩ của tai do đó mà tai nghe được
    • C.Do tường là vật rắn nên truyền âm tốt hơn
    • D. B và C đều đúng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?