30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 1 Cơ học môn Vật lý 6

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 29145

    Trong các câu sau đây, câu nào sai? 

    • A.Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy. 
    • B.Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau.
    • C.Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau. 
    • D.Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 29146

    Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai? 

    • A.Có thể tích khác nhau          
    • B.Có khối lượng khác nhau
    • C.Có khối lượng riêng khác nhau                  
    • D.Có trọng lượng khác nhau
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 29147

    Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta dùng những dụng cụ nào sau đây? 

    • A.Một cái cân và một lực kế         
    • B.Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ
    • C.Một lực kế và một bình chia độ             
    • D.Một bình chia độ và một cái cân
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 29148

    Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào? 

    • A.Lực lớn hơn trọng lượng của vật     
    • B.Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật
    • C.Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật     
    • D.Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 29149

    Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một cách dễ dàng, vì: 

    • A.Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn 
    • B.Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớn
    • C.Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể 
    • D.Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 29150

    Chọn kết luận đúng: Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực về

    • A.Điểm đặt  
    • B.Điểm đặt, hương, chiều   
    • C.Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn          
    • D.Độ lớn  
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 29151

    Trong các câu sau, câu nào đúng:

    • A.Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn, và chiều của lực.
    • B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn và phương của lực.
    • C.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực.                  
    • D.Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng và độ lớn của lực.              
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 29152

    Một vật đặc có khối lượng là 8.000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là

     

    • A.40 N/m3.                     
    • B.4000 N/m3.     
    • C.40.000 N/m3.   
    • D.4 N/m3.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 29153

    Phương án nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật ?

    • A.9 mét           
    • B.4 kg.    
    • C.6,5 lít.                    
    • D.10 gói.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 29154

    Dụng cụ đo lực là

    • A.Cân Robecvan.          
    • B.Lực kế.            
    • C.Thước.       
    • D.Đồng hồ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 29155

    Đơn vị khối lượng riêng là

    • A.N/m3.                
    • B. N/m.           
    • C.kg/m2.                  
    • D.kg/m3
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 29156

    Trọng lượng của một vật 40g là

    • A.40 N.                       
    • B.4 N.  
    • C.0,4 N.             
    • D.400 N.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 29157

    Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là

    • A.105cm3.                   
    • B.200cm3.         
    • C.305cm3.              
    • D.95cm3.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 29158

    Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?

    • A.d = V.D.                     
    • B.d = P/V    
    • C.D = P.V.    
    • D.d = V.P.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 29159

    Hai lít (l) bằng với

    • A.2 cm3.                     
    • B.2 dm3.           
    • C.2 mm3                
    • D. 2 m3.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 29160

    Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?

    • A.d = P.V.            
    • B.P = 10.m.    
    • C.d = 10D.                  
    • D.d = V.D.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 29161

    Bạn Lan cao 1,38 mét, bạn Hùng cao 1,42 mét. Vậy Hùng cao hơn Lan

    • A.4cm.              
    • B.0,4m.         
    • C.4dm.  
    • D.0,4cm.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 29162

    Một vật có khối lượng 25kg thì có trọng lượng tương ứng là

    • A.250N.                 
    • B.25N.        
    • C.2500N.                    
    • D. 2,5N.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 29163

    Vật nào dưới đây là máy cơ đơn giản ?

    • A.Đòn bẩy.             
    • B.Thước cuộn.       
    • C. Lực kế.       
    • D.Bình tràn.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 29164

    Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

    • A.Một vật được ném thì bay lên cao.     
    • B.Một vật được thả thì rơi xuống.
    • C.Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
    • D.Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 29165

    Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng :

    • A.Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứạ.     
    • B.Thể tích bình tràn.
    • C.Thể tích bình chứa.      
    • D.Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 29166

    Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?

    • A.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.      
    • B.Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm
    • C.Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.     
    • D.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 29167

    Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì ?

    • A.Thể tích của hộp mứt.                 
    • B.Khối lượng và sức nặng của hộp mứt
    • C.Sức nặng của hộp mứt.              
    • D.Khối lượng của mức trong hộp.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 29168

    Trọng lượng của một vật 200g là bao nhiêu? 

    • A.0,2N
    • B.2N       
    • C.20N        
    • D.200N
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 29169

    Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?

    • A.Cái búa nhổ đinh.        
    • B.Cái bấm móng tay.
    • C.Cái thước dây.                           
    • D.Cái kìm.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 29170

    Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

    • A.2700kg.        
    • B.2700N.              
    • C.2700N/m3.       
    • D. 2700kg/m3.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 29171

    Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?                            

    • A.Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt         
    • B.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp      
    • C.Trọng lượng của một quả nặng     
    • D.Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.      
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 29172

    Trong các vật sau đây vật nào không phải là đòn bẩy?

    • A.Cái cân đòn        
    • B.Cái kéo     
    • C.Cái búa nhổ đinh           
    • D.Cái cầu thang gác        
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 29173

    Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l?          

    • A.Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.                
    • B.Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.   
    • C.Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.     
    • D.Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.  
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 29174

    Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ?

    • A.Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.               
    • B.Đưa thùng hàng lên xe ô tô.
    • C.Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.
    • D.Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?