Soạn bài Tự tình của Hồ Xuân Hương

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài Tự tình

1.1. Nội dung:

  • Tâm trạng đầy bi kịch của Hồ Xuân Hương
  • Bản lĩnh của nhà thơ Hồ Xuân Hương

1.2. Nghệ thuật

  • Từ ngữ: vừa độc đáo, vừa gần gũi, giản dị, đời thường.
  • Hình ảnh thơ: sinh động, độc đáo, giàu sức gợi cảm
  • Các biện pháp nghệ thuât: đảo ngữ, tương phản, đối lập, động từ mạnh 

2. Soạn bài Tự tình chương trình chuẩn 

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phân nữ sĩ).

  • Tâm trạng: buồn tủi, xót xa, ngao ngán trước thực tại, trước duyên phận hẩm hiu.
  • Thời gian: đêm khuya ⇒ gợi cảm giác tâm trạng buồn thêm buồn
  • “Trơ”: trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng ⇒ nỗi đau và sự thách thức
  • “Cái hồng nhan”: gợi sự rẻ rúng, mỉa mai.
  • “Say lại tỉnh” ⇒ cái vòng luẩn quẩn của duyên số, nỗi xót xa, thương cảm cho chính bản thân mình.
  • Hình tượng “Bóng xế”: tuổi xuân đã trôi qua mà đường tình duyên còn dang dở.

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

  • Diễn tả tâm trạng phẫn uất và thái độ thách thức muốn vượt lên trên hoàn cảnh của nữ sĩ.
  • Hình tượng “Xiên mặt đất” và “đâm toạc chân mây” ⇒ thể hiện sự bức bối và muốn phá vỡ mọi lối mòn quen thuộc.
  • Những động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với ngang, toạc ⇒ thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh và muốn phản kháng lại tất cả.

Câu 3Hai câu thơ kết nói lên tâm sự gì của tác giả? (Chú ý nghĩa của từ xuân, lại và nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ - tí – con con).

  • Tâm trạng chán chường và buồn tủi của nữ sĩ trước vòng xoay của con tạo.
  • “Xuân” gồm hai nghĩa: vừa là mùa xuân của thiên nhiên và là tuổi xuân của con người. Mùa xuân thì đi rồi đến nhưng tuổi xuân thì một đi không trở lại.
  • Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình- san sẻ - tí – con con: nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, nghịch cảnh éo le.

Câu 4: Bài thơ nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó?

  • Bi kịch của nữ sĩ: ý thức rất rõ về thân phận và số phận của bản thân.
  • Bi kịch được thể hiện rõ qua bốn câu thơ đầu.
  • Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc được thể hiện rõ qua bốn câu thơ cuối, đặc biệt là câu 5 và 6.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ.)

  • Bốn câu thơ đầu cho thấy tâm trạng buồn tủi, xót xa, ngao ngán trước thực tại, trước duyên phận hẩm hiu 
  • Thời gian: đêm khuya → là khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư, thời gian mà khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn
  • Không gian: trống trải, mênh mông, vắng lặng với tiếng trống cầm canh
  • Từ "văng vẳng" diễn tả sự xuất hiện của tiếng trống cầm canh đêm khuya tô đậm thêm sự vắng lặng của không gian đồng thời hợp với từ "dồn" diễn tả bước đi vội vàng, gấp gáp của thời gian → tiếng lòng thổn thức là tâm trạng rối bời của Xuân Hương trước bước đi của thời gian.
  • Từ "trơ" được đặt ở đầu câu bằng nghệ thuật đảo ngữ → nói được bản lĩnh nhưng lại cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Trơ là tủi hổ, là bẽ bàng. Nhưng "trơ" với Hồ Xuân Hương còn là sự thách thức.
  • Từ "cái hồng nhan": Từ "hồng nhan" thường dùng để nói về dung nhan thiếu nữ, nhưng tác giả lại cho đi cùng với từ "cái" → gợi sự rẻ rúng, mỉa mai.
  • Từ "say lại tỉnh" → gợi lên cái vòng luẩn quẩn, cả câu thơ "chén rượu hương đưa say lại tỉnh" như diễn tả cái vòng quẩn quanh, tình duyên như là một trò đùa của con tạo, càng say lại càng tỉnh càng thấm thía nỗi đau, số phận càng xót xa cho chính bản thân của mình.
  • Hình tượng: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn Khuyết chưa tròn với thân phận của nữ sĩ đã thể hiện rõ bi kịch của nữ sĩ: Tuổi xuân đã trôi qua vậy mà đường tình duyên còn dang dở, trăm bề chưa toàn vẹn → phận hẩm duyên ôi

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

  • Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng phẫn uất, và thái độ mạnh mẽ muốn vượt lên trên hoàn cảnh của nữ sĩ
  • Hai hình tượng thiên nhiên rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây → thể hiện sự bức bối trong tâm trạng cà khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục; đá vốn dĩ rất chắc nhưng giờ cũng nhọn để đâm toạc chân mây.
  • Những động từ mạnh như: Xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh , ngang ngạnh và phong cách Hồ Xuân Hương: không chỉ là sự phẫn uất mà ở đó còn có cả sự phản kháng.

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? (chú ý nghĩa của từ xuân, từ lại; nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ- tí- con con.)

  • Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường và buồn tủi của nữ sĩ trước vòng xoay của con tạo.
  • Từ xuân ở đây mang hai nghĩa: vừa là mùa xuân vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng tuổi xuân qua rồi sẽ không trở lại với con người.
  • Từ "lại" thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ "lại" thứ hai nghĩa là trở lại. Như vậy, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
  • Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ- tí- con con : nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: đã bé lại càng thêm ít ỏi nên càng xót xa tội nghiệp

Câu 4: Bài thơ nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó.

Bài thơ cho ta thấy rõ bi kịch của Xuân Hương: Một con người ý thức rất rõ về thân phận và số phận của bản thân. Bi kịch được thể hiện qua cảm thức về thời gian ở bốn câu thơ đầu và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc được thể hiện rõ qua bốn câu thơ cuối mà đặc biệt là ở câu thơ thứ 5 và thứ 6. Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương được khẳng định và chốt lại bằng cảm thức tâm trạng trong hai câu thơ cuối với tâm trạng chán chường, buồn tủi, ngao ngán và có phần buông xuôi sau những cảm xúc, khát vọng mãnh liệt về tự do, hạnh phúc...

Trên đây là hướng dẫn trả lời cho 4 câu hỏi trong SGK ở phần soạn bài Tự tình trước khi đến lớp, để củng cố thêm kiến thức các em có thể tham khảo thêm bài giảng thơ Tự tình.

3. Soạn bài Tự tình chương trình nâng cao

Câu 1: Ý nghĩa của hai câu thơ đầu và giá trị biểu cảm của các chữ “dồn, trơ, cái hồng nhan”?

  • Ý nghĩa hai câu đầu: trong đêm khuya, người phụ nữ cảm thấy cô đơn trước sự dồn đuổi của thời gian.
  • “Trống canh dồn”: Tiếng trống báo hiệu thời gian của một đêm sắp hết, ngày mới sắp bắt đầu ⇒ gợi nên nỗi lo âu, thảng thốt, tuyệt vọng.
  • “Trơ, cái hồng nhan”: “Hồng nhan” chỉ nhan sắc của người phụ nữ và cũng là chỉ thân phận của người phụ nữ ⇒ gợi sự rẻ rung, mỉa mai số phận của người phụ nữ. “Trơ”: trơ trọi, cô đơn, không người đoái hoài ⇒ gợi nỗi đau và sự thách thức.

Câu 2:   Phân tích hai câu thực (câu 3 + 4)?

  • Trạng thái cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ. Càng uống lại càng tỉnh ⇒ sự cô đơn vô vọng, không có gì giúp khuây khỏa được.
  • Vầng trăng bóng xế: “vầng trăng” chỉ hạnh phúc, “bóng xế” ý nói đến tuổi tác, “khuyết chưa tròn” là hạnh phúc chưa tròn đầy ⇒ diễn tả tâm trạng thương thân của người phụ nữ duyên phận hẩm hiu, chờ đợi hạnh phúc nhưng vẫn không tròn đầy.

Câu 3: Nghĩa của hai câu luận (câu 5+6)?

  •  Về nghĩa đen: từng đám rêu xiên ngang mặt đất - Mấy hòn đá đâm toạc chân mây.
  • Nghĩa bóng: những sự vật như đang cựa quậy, bứt phá mãnh liệt để thoát ra khỏi thế giới nhỏ hẹp.
  • Nghệ thuật: phép đảo ngữ: Từng đám rêu ⇒ rêu từng đám và Rêu từng đám xiên ngang mặt đất ⇒ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám.
  • Tác dụng: Làm nổi bật lên cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảnh vật và sự vật đã được tâm trạng hóa, thể hiện khao khát muốn thoát ra khỏi thế giới tù túng, chật hẹp của cảnh lẽ mọn nói riêng và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến của nhân vật trữ tình.

Câu 4: Chủ đề của bài thơ Tự tình II là gì?

  • Bài thơ là khúc tâm tình của người phụ nữ có số phận cô đơn, dang dở, đang chống chọi với nỗi cô đơn; khi uống rượu, khi khát khao tung phá nhưng rồi lại chán ngán với số phận đã an bài: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Bài thơ là sự đồng cảm sâu sắc với những số phận hẩm hiu, dở dang.

Câu 5: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam xưa?

  • Gợi ý: Người viết cần dựa vào bài thơ, hình dung một số phận phụ nữ cô đơn, lẽ mọn với khát khao hạnh phúc dở dang: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Những số phận như thế rất phổ biến trong xã hội cũ. Có thể tìm thấy bóng dáng những số phận ấy trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm. Trong xã hội trọng nam khinh nữ những số phận như thế vốn khó đổi thay trong thực tế. Nhưng các nhà văn, nhà thơ nhân đạo luôn luôn dành cho họ lòng đồng cảm sâu sắc.

4. Hướng dẫn luyện tập

Đọc bài Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II).

Gợi ý trả lời

  • Giống nhau:
    • Đều sử dụng thơ Nôm đường luật 
    • Đều là tác giả tự nói lên nỗi lòng vừa buồn tủi, xót xa vừa phẫn uất trước duyên phận
    • Đều thể hiện được tài năng sử dụng tiếng Việt độc đáo. đặc biệt là khi sử dụng các từ ngữ làm bổ ngữ và định ngữ.
  • Khác nhau:
    • Tự tình I:
      • Là thái độ phản kháng, thách đố với duyên phận mạnh mẽ hơn hơn - là tâm trạng của một cô gái trẻ. 
      • Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đây nghịch cảnh, đồng thời cũng là sự vươn lên, thách đố trước số phận
    • Tự tình II:
      • Là tinh thần phản kháng nhưng có phần chán chường, ngậm ngùi cho tình duyên không trọn vẹn - là nỗi niềm của một người phụ nữ từng trải
      • Là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch

5. Một số bài văn mẫu bài thơ Tự tình

Bên cạnh việc tham khảo các bài soạn văn, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu văn mẫu dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hay về bài thơ Tự tình:

6. Hỏi đáp về văn bản Tự tình

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?