Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Bài thơ nói lên được khát vọng tự do và đồng thời cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của tác giả, kêu gọi nhân dân nước Pháp đồng lòng vì một lí tưởng chung.
2.2. Nghệ thuật
- Trùng điệp thủ pháp liệt kê, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc qua các khổ thơ.
- Nhạc điệu thơ gợi mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, mạnh mẽ, triền miên.
3. Soạn bài Tự do chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Đọc kĩ bài Tự do để tìm hiểu chủ đề của tác phẩm. Tìm hiểu cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ.
- Chủ đề của bài thơ là tự do. Tự do ở đây không chỉ là tự do cá nhân mà còn là tự do cho đất nước, cho dân tộc. Khi đất nước được tự do, không bị kẻ thù ngoại lai xâm lược thì con người trong đất nước đó mới được tự do. Đó là thứ tự do chân chính mang phẩm chất nhân văn chứ không phải là thứ tự do chém giết của các thế lực thù nghịch tàn bạo, độc ác.
- Cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ: “những trang vở học sinh”, “bàn học”, “cây xanh”, “đất cát và…tuyết”, “những trang sách đã đọc”, “những trang trắng”, “đá giấy máu hoặc tro tàn”, “gươm đao người lính chiến”,…⇒ tạo ra kết cấu trùng điệp phù hợp với điệp khúc ca ngợi tự do.
Câu 2: Tìm hiểu kết cấu “Tôi viết tên em” của mỗi khổ thơ, cách lặp từ theo kiểu “xoáy tròn” (trên…trên) và nhạc điệu bài thơ. Phân tích cách sử dụng đại từ em.
- Nghệ thuật tạo câu trùng điệp “Tôi viết tên em”:
- Tạo nhạc điệu cho bài thơ. Người đọc liên tưởng tói những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí, đồng thời sự lạp lại tạo ra điệp khúc.
- Sự lặp lại nhiều lần gợi một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay.
- Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do.
- Các từ “trên” xuất hiện nhiều khiến bài thơ có kiểu lặp từ xoáy tròn tạo ra nhạc điệu nhằm nhấn mạnh ấn tượng về sự lan tỏa triền miên không dứt của cảm giác tự do, khát vọng hạnh phúc.
- Cách dùng đại từ “em” rất độc đáo. “Em” đồng nghĩa với tự do. Tự do là điều vô cùng cao quý, thiêng liêng nhưng tác giả gọi đó là “em” rất gần gũi, giản dị và thân thương. Dùng đại tự em để chỉ tự do, tác giả bày tỏ lòng yêu mến, tình cảm tha thiết, chân thành với tự do.
Câu 3: So sánh ý nghĩa các từ trên được sử dụng nhiều lần trong bài để chỉ không gian và thời gian.
- Giới từ “trên” chỉ không gian: “nơi tôi viết tên em” là những địa danh cụ thể: “trên trang vở”, “trên cây”, “trên cát”,…trên những hiện vật được trưng bày ở các bảo tàng “trên hình ảnh rực vàng son”, “trên gươm đao”,…Điều đó cho ta thấy tình cảm của tác giả rất đáng trân trọng, đó là tình cảm tha thiết không chỉ của riêng nhà thơ mà còn cả của bao người khác.
- Giới từ “trên” chỉ thời gian: từ “trên” tương đương với từ “khi” trong nghĩa “khi đang ở đâu”, “khi đang làm gì”. Có thể tìm những câu thơ có từ “trên” với ý nghĩa như vậy bằng cách thay từ, khi đó ta thấy xuất hiện các câu thơ như “trên hi vọng chẳng vấn vương”, “trên nguy hiển đã biến tan”,…
- Kết hợp hai cách trên làm cho ý thơ có sự kết nối về không gian: “tôi viết tên em” khi đang ở đâu đó và làm một việc gì đó.
- Cách kết hợp trên cũng khiến ta hiểu sâu hơn ý nghĩa về tự do, của khát vọng tự do. Cách hiểu từ “trên” dưới góc độ thời gian nhấn mạnh hơn tình cảm tha thiết vươn tói khát vọng tự do.
Câu 4: Trong câu thơ “Tôi viết tên em” được lặp đi lặp lại, tôi có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả của bài thơ; viết có thể là “ghi, chép”, có thể hiểu là “hành động”. Từ đó hãy suy luận để chỉ ra tính chất thánh ca của bài thơ này trong cuộc khánh chiến chống phát xít Đức.
- Cái tôi chủ thể và cái tôi thi sĩ hòa quyện vào nhau và với điệp khúc “tôi viết tên em” đã tạo ra bao lan tỏa chất chứa ở đầu ngọn bút, bộc lộ tình cảm tha thiết đối với tự do như với người thân thiết.
- Nếu hiểu tôi ở đây là nhà thơ thì lần theo các khổ thơ sẽ không thể tìm ra đặc trưng dấu vết của cuộc đời tác giả. Tôi ở đây có thể là tác giả cũng có thể là độc giả của bài thơ. Chủ thể trữ tình của bài thơ mang tính chất đa chủ thể. Đó có thể là học sinh, công nhân, người lính,…Hiểu như thế, bài thơ sẽ đáp ứng nguyện vọng khao khát tự do của tất cả mọi người. Và như thế, Tự do không chỉ là lời ca của thi sĩ mà còn là tiếng lòng của triệu triệu công dân trên nước Pháp vĩ đại của nhà thơ.
- Bài thơ ra đời vào đúng thời gian quân phát xít Đức đang giày xéo nước Pháp. Sự thực phũ phàng ấy là nỗi đau nhói của hàng triệu con người Pháp trong chân chính trong đó có nhà thơ.
- Viết bài thơ Tự do, E-luy-a đã cất lên tiếng hát khao khát tự do mãnh liệt thiêng liêng của một con người, của một công dân trên đất nước bị kẻ thù giày xéo. Tình cảm tha thiết của thi sĩ với tự do phải được hiểu là tâm sự yêu nước, nỗi đau mất nước, lòng khát khao tự do cho bản thân và lớn hơn nữa là tự do cho đồng bào, dân tộc. Khi ấy , cái “tôi” trữ tình trở nên vĩ đại và cao thượng nhường nào.
Ngoài ra, để củng cố nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tự do.
4. Soạn bài Tự do chương trình Nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tự do
Trong hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược, khát khao tự do càng được thể hiện sinh động hơn, chúng ta có những niềm tự hào riêng về một đất nước tự do đó khát vọng đó đã ăn sâu vào trong tâm trí của tác giả E-luy-a và người dân Pháp. Để cảm nhận những tình cảm ấy rõ hơn, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
6. Hỏi đáp về bài thơ Tự do
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.