Soạn bài Trau dồi vốn từ

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung

  • Để sử dụng tốt tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là cách quan trọng để trau dồi vốn từ.
  • Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

2. Soạn bài Trau dồi vốn từ

Câu 1. Dựa vào sách giáo khoa (trang 101), hãy chọn cách giải thích đúng nhất.

  • Hậu quả là: kết quả xấu.
  • Đoạt là: chiếm được phần thắng.
  • Tinh tú là: sao trên trời (nói khái quát).

Câu 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt

a.

  • Tuyệt (nghĩa thứ nhất): hết không còn gì.
    • VD: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực,...
  • Tuyệt (nghĩa thứ 2): cực kỳ, nhất.
    • VD: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt phẩm,...
  • Giải thích nghĩa các từ:
    • Tuyệt chủng: không còn chủng loại, giống loài.
    • Tuyệt giao: không còn quan hệ ngoại giao.
    • Tuyệt tự: không còn người nối dõi.
    • Tuyệt thực: nhịn ăn.
    • Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất.
    • Tuyệt mật: rất bí mật.
    • Tuyệt trần: nhất trên đời.

b.

  • Đồng (nghĩa thứ nhất): Cùng nhau, giống nhau.
    • VD: đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, …
  • Đồng (nghĩa thứ 2): Trẻ em
    • VD: đồng ấu, đồng giao, ...
  • Đồng 3: Chất đồng
    • VD: đồng tiền.
  • Giải thích nghĩa:
    • Đồng âm: cùng giống nhau về âm.
    • Đồng bào: cùng một bọc, dòng giống.
    • Đồng bộ: các bộ phận khớp với nhau một cách nhịp nhàng.
    • Đồng chí: cùng chung chí hướng.
    • Đồng môn: cùng học với nhau.
    • Đồng niên: cùng tuổi tác.
    • Đồng thoại: Truyện dành cho trẻ em.
    • Đồng giao: Câu hát dân gian cho trẻ em.

Câu 3. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. Về khuya, đường phố rất im lặng.

b. Trong thời kì đổi mới,Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.

c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.

  • Trong câu a: Dùng chưa chính xác từ im lặng. Từ này thường để chỉ người. Nên thay thế bằng vắng lặng, yên tĩnh.
  • Trong câu b: Dùng sai từ thành lập. Từ này chỉ dùng cho việc xây dựng một tổ chức, một nhà nước. Nên thay bằng từ thiết lập.
  • Trong câu a: Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường dùng như một danh từ hoặc động từ, không dùng như một tính từ. Nên thay bằng cảm động, cảm phục.

Câu 4. Dựa vào ý kiến trong sách giáo khoa (trang 102). Hãy bình luận ý kiến đó

  • Muốn bình luận được ý kiến này cần hiểu tinh thần cơ bản của nó là: vẻ đẹp của tiếng việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
  • Thời đại mới, khoa học kĩ thuật có thể thay thế cho kinh nghiệm cổ truyền nhưng vẻ đẹp tục ngữ, ca dao thì vẫn còn mãi, vì nó là vẻ đẹp của trí tuệ, tâm hồn, của ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.

Câu 5. Dựa vào ý kiến trong sách giáo khoa (trang 103) hãy cho biết em sẽ thực hiện cách nào để làm tăng vốn từ vựng.

  • Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân
    • Chú ý quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh.
    • Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
    • Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe được để vận dụng, tra cứu thêm…
    • Tập sử dụng từ ngữ mới trong những hoàn cảnh thích hợp.

Câu 6. Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu xót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liếm láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong sách giáo khoa:

  • Trong a. Đồng nghĩa với cứu cánh là mục đích cuối cùng.
  • Trong b. Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu.
  • Trong c. Trình bày nguyện vọng lên cấp trên là đề bạt.
  • Trong d. Hoảng đến mức mất trí là hoảng loạn.
  • Trong e. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

Câu 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.

a. Nhuận bút/ thù lao.

b. Tay trắng/ trắng tay.

c. Kiểm điểm/ kiểm kê.

d. Lược khảo/ lược thuật.

a.

  • Nhuận bút: tiền trả cho tác giả công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng.
  • Thù lao: trả công cho người lao động đã làm việc.

b.

  • Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì.
  • Trắng tay: bị mất hết tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì.

c.

  • Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng việc để có một nhận định chung.
  • Kiểm kê: kiểm lại từng cái để xác định số lượng chất lượng.

d.

  • Lượt khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết.
  • Lượt thuật: kể, trình bày tóm tắt.

Câu 8. Trong tiếng Việt có nhiều từ phức, có các yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau. Hãy tìm năm từ ghép và năm từ láy.

  • Tìm năm từ ghép: 
    • Đấu tranh – tranh đấu
    • Bảo đảm – đảm bảo
    • Thương yêu – yêu thương
    • Ngợi ca – ca ngợi
    • Đơn giản – giản đơn
  • Tim năm láy từ:
    • Mịt mờ - mờ mịt
    • Xác xơ – xơ xác
    • Giữ gìn – gìn giữ
    • Bề bộn – bộn bề
    • Dạt dào – dào dạt

Câu 9. Với mỗi từ Hán Việt trong sách giáo khoa (trang 104), hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó.

  • Bất (không, chẳng): bất đồng, bất diệt,...
  • Bí (kín): bí mật, bí danh,...
  • Đa (nhiều): đa cảm, đa tình,...
  • Đề (nâng, nêu ra): đề nghị, đề bạt,...
  • Gia (thêm vào): gia nhập, gia hạn, gia cố,...
  • Giáo (dạy bảo): giáo huấn, giáo dục,...
  • Hồi (về, trở lại): hồi hương, hồi phục, hồi sinh,…
  • Khai (mở): khai bút, khai chiến, khai giảng, khai hóa, khai sinh, khai mạc,…
  • Quảng (rộng, rộng rãi): quảng canh, quảng cáo, quảng đại, quảng giao, quảng trường,…
  • Suy (sút kém): suy nhược, suy tàn, suy thoái, suy vi,…
  • Thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, thuần khiết, thuần nhất, thuần túy,…
  • Thủ (đầu, đầu tiên, đứng đầu): thủ đô, thủ khoa, thủ lĩnh, thủ phụ, thủ trưởng,…
  • Thuần (thật, chân thật, chân chất): thuần hậu, thuần phác,…
  • Thủy (nước): thủy chiến, thủy điện, thủy lôi, thủy lợi, thủy lực, thủy sản, thủy tạ, thủy triều, thủy thủ,…
  • Tư (riêng): tư lợi, tư thù, tư thục, tư hữu,…
  • Trường (đài): trường ca, trường chinh, trường cửu, trường kì, trường sinh, trường thiên, trường thọ, trường tồn,…
  • Trọng (năng, coi nặng, coi là quý): trọng âm, trọng thần, trọng dụng, trọng đại, trọng tâm, trọng thương, trọng thưởng, trọng trách,…
  • Vô (không, khô có): vô sinh, vô biên, vô ca, vô chủ, vô cùng, vô định, vô lí, vô hại, vô hình, vô học, vô ích, vô lại,…
  • Xuất (đưa ra, cho ra): xuất bản, xuất chinh,…
  • Yếu (quan trọng): yếu sinh lý, yếu điểm, yếu nhân, xung yếu,...

Để nắm được kiến thức cần đạt về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Trau dồi vốn từ.

3. Hỏi đáp về bài Trau dồi vốn từ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?