Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Tấn bi hài kịch về một trong những trò bịp bợm của chính quyền thực dân phong kiến, phê phán và vạch rõ bộ mặt của bọn thực dân, tay sai.
- Đồng thời, cho ta thấy rõ số phận éo le, đáng thương của người nông dân trong xã hội bấy giờ.
1.2. Nghệ thuật
- Một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
- Xây dựng những tình huống gay cấn, giàu kịch tính, có tác dụng gây cười.
- Nghệ thuật trào phúng châm biếm sâu cay.
- Cách xây dựng những nhân vật độc đáo điển hình.
2. Soạn bài Tinh thần thể dục chương trình chuẩn
Câu 1: Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt? (gợi ý: sau đoạn mở đầu giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng, truyện gồm mấy cảnh, các cảnh đó có quan hệ với tờ trát và quan hệ với nhau như thế nào?)
- Truyện ngắn được chia làm sáu đoạn, mỗi đoạn kể một nội dung.
- Đoạn 1: Lệnh quan trên.
- Đây là một cái lệnh khá đặc biệt, độc đáo, không giống những cái lệnh thông thường khác. Thường quan trên sức giấy bắt phu phen, thu thuế, bắt tội phạm... Còn ở đây quan trên sức giấy bắt người đi xem đá bóng. Tác giả không dùng ngôn ngữ kể chuyện mà dùng cách để nguyên văn bản lệnh quan trên. Lệnh quan rất đầy đủ, đúng nghi thức một văn bản hành chính quan trọng. Lệnh quy định rõ số lượng người phải có mặt, những việc người đi xem phải làm... Điều đó cho thấy quan trên rất coi trọng việc thể dục này.
- Đoạn 2: van xin.
- Anh Mịch van xin ông Lí cho miễn cho việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Những lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.
- Đoạn 3: nài nỉ.
- Bác Phô gái xin ông Lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết những ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.
- Đoạn 4: đút lót.
- Bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn. Ông không dọa nạt mà chỉ trách nhẹ “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.
- Đoạn 5: Lùng sục.
- Người van xin, người nài nỉ, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Các nhà chức trách phải tróc nã, bắt bớ vất vả hơn cả bắt lính. Không khí trong làng như có trận càn. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa. Cảnh tượng thương tâm nhất là ở nhà thằng Cò. Ôm con trốn ra đống rơm mà cũng không thoát. Kết thúc đoạn kể về chuyện lùng sục người ấy là hình ảnh “Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa. Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệch đi”.
- Đoạn 6: Lên đường.
- Không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.
- Cách dựng truyện với tính chất bi hài với nội dung cốt truyện đã bộc lộ được mẫu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao cho chính quyền Pháp phát động. Sự thúc ép của các cấp chính quyền từ tỉnh xuống xã, việc hành hạ nhân dân tất cả chỉ để làm vừa lòng bọn thực dân kia. Xem đá bóng phải bắt cho đủ số người quy định, tìm người đi xem bóng đá mà như việc đi lùng tội phạm, mọi người ai cũng né tránh tìm cách lẩn trốn, bọn hương lí thừa cơ hội bòn rút tiền của của dân chúng → Đó là một cảnh tượng rất hỗn độn, nhố nhăng của một cái xã hội thối nát, một tấn bi kịch cười ra nước mắt. Đằng sau tiếng cười ấy, Nguyễn Công Hoan muốn cho người đọc thấy được những cảnh đời éo lé, số phận thật đáng thương của những con người sống trong một xã hội nực cười đó.
- Đoạn 1: Lệnh quan trên.
Câu 2: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó.
- Mâu thẫn trào phúng cơ bản của truyện: Mâu thuẩn giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể thao.
- Mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh:
- Mệnh lệnh yêu cầu gắt gao bắt buộc dân làng Ngũ Vọng phải xem đá bóng và sự sợ hãi, lẩn trốn của dân làng.
- Cảnh anh Mịch xin xỏ ông lí được miễn đi xem đá bóng để đi làm trừ nợ nhưng không được chấp nhận.
- Anh Mịch không chỉ lạy lục van xin, mà lời lẽ của anh tha thiết đến năn nỉ ông lí xin không đi xem bóng đá. Đáp lại sự van xin của anh Mịch là thái độ dọa dẫm, phủ nhận của ông Lí: "kệ mày", ... Cái tinh thần thể dục kia chẳng biết vui vẻ đến mức nào, chỉ thấy bao người khốn khổ vì nó, đến cả ông lí cũng lo sốt vó "tao thương chúng mày thì ai thương tao".
- Cảnh bác Phô gái xin đi thay chồng nhưng không được chấp nhận.
- Bác Phô gái "dịu dàng đặt cành cau lên bàn", đây là lễ vật đến xin ông Lí "đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội", nhưng ông Lí cũng không chấp nhận. Đến cả người ốm cũng không tha. Thật khốn khổ và nực cười.
- Cảnh bà cụ Phó bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay.
- Bà cụ Phó biếu ông lí ba hào để đút lót, mượn người đi thay. Đây cũng là dịp để bọn chức dịch "đục nước béo cò".
- Cảnh tróc nã người đi xem đá bóng.
- Người thì chạy chọt, người thì đi xin, người thì chạy trốn...Thằng Cò phải ôm con nằm trong đống rơm, nhưng cuối cùng cũng bị lôi ra.
- Cảnh lí trưởng canh đoàn người đi xem bóng đá như canh tù nhân thật bi hài.
- Mệnh lệnh yêu cầu gắt gao bắt buộc dân làng Ngũ Vọng phải xem đá bóng và sự sợ hãi, lẩn trốn của dân làng.
→ Tất cả những chi tiết trong truyện đã tạo nên một tiếng cười trào phúng châm biếm sâu say vào thực tại xã hội. Tiếng cười đó Nguyễn Công Hoan muốn ném thẳng vảo mặt cái chế đọ thực dân thôi nát. Mâu thuẫn chính là một phong trào nghe có vẻ rất có ích những tại sao người dân lại phản đối và né tránh kịch liệt bỏi lẽ: cách mà bọn thực dân làm như một trò hề, sự lố lăng của bọn thực dân mang danh đi khai sáng văn hóa dân tộc Việt Nam...
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục.
-
Ý nghĩa phê phán:
-
Xuất phát từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho "tinh thần thể dục" giả tạo với thái độ chống trả quyết liệt của người dân làm nổi bật tiếng cười hài hước, châm biếm bản chất giả tạo, bịp bợm, lố lăng của chính quyền thực dân phong kiến.
-
Truyện lột trần được bản chất, âm mưu của thực dân khi chúng bày ra "phong trào thể thao", "sức khỏe nòi giống" thực chất đánh lạc hướng tinh thần cứu nước.
-
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tinh thần thể dục để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp.
3. Soạn bài Tinh thần thể dục chương trình Nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn trong thời gian sớm nhất!
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Tinh thần thể dục
Nhan đề truyện ngắn chứa tương phản trào phúng cơ bản của truyện và ý nghĩa phê phán toát ra từ sự tương phản ấy. Tinh thần thể dục thể thao bình thường luôn đem lại sự hào hứng, hăng say, phấn chấn ; thể hiện tinh thần tự nguyện, tranh đua, mang đến niềm vui lành mạnh. Nhưng trong truyện thì ngược lại hoàn toàn, chỉ thấy ép buộc, răn đe, không khí căng thẳng, điêu đứng, là nỗi đau khổ, là thứ tai họa giáng xuống, xóm làng bị một phen náo loạn, tan tác. Để cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
5. Hỏi đáp về văn bản Tinh thần thể dục
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.