Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. Có thế mới thực sự có ích cho người đọc, người nghe
  • Văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. Muốn thế cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể, và câu văn phải biến hóa linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc.

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và phân tích tính hấp dẫn của nó

Ngữ liệu SGK trang 27

  • Khi phân tích cần lưu ý một số điểm:
    • Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu
    • Việc dùng từ ngữ giàu tính hình tượng
    • Sự kết hợp nhiều các giác quan và liên tưởng khi quan sát
    • Cách bộc lộ trực tiếp cảm xúc khi nói về đối tượng
  • Gợi ý: Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng sinh động, hấp dẫn vì: 
    • Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định
    • Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "...một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu"...
    • Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được",...

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh để nắm toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Hỏi đáp về bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?