Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Muốn viết được bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh cần phải đến tận nơi quan sát, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh ấy.
- Biết cách viết một bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh. Bài viết phải giới thiệu được danh lam thắng cảnh có kèm theo miêu tả và bình luận. Lời văn cần chính xác, biểu cảm.
2. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và Đền NGỌC Sơn một cách hợp lí.
- Mở bài : Giới thiệu Hồ Gươm là một thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội.
- Thân bài:
- Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm.
- Vị trí địa lí
- Lịch sử các tên gọi khác nhau của hồ
- Trong hồ có những gò, đảo, các công trình kiến trúc gì? Vị trí đông, tây, nam, bắc của chúng ở đâu?
- Lịch sử và tên gọi các địa danh này.
- Giới thiệu về Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.
- Vị trí địa lý của đền trong tổng thể của hồ Hoàn Kiếm.
- Lịch sử hình thành và phát triển.
- Miêu tả chi tiết từ ngoài vào trong ngôi đền này.
- Giới thiệu sinh hoạt quanh bờ hồ.
- Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm.
- Kết hài : Nêu cảm nghĩ, cảm xúc trước thắng cảnh Hồ Gươm.
Câu 2. Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào ? Hãy ghi ra giấy.
- Có thể giới thiệu theo trình tự như sau:
- Vị trí Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn ở Thủ đô Hà Nội.
- Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm: diện tích hổ, đặc điểm nước hồ, lai lịch hồ và quang cảnh xung quanh hồ.
- Giới thiệu Đền Ngọc Sơn: vị trí, lai lịch, quang cảnh đền.
- Giới thiệu Tháp Rùa: vị trí, lai lịch, quang cảnh.
Câu 3. Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
- Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).
- Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thuỵ, về chùa Ngọc Sơn (sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên...
Câu 4. Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “Chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào bài viết của mình?
- Em có thể sử dụng câu đó vào phần mở bài, phần thân bài hoặc kết bài.
Để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn và nắm bài kĩ hơn các em tham khảo bài giảng Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
3. Hỏi đáp về bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.