Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài
2. Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Bài tập 1: SGK trang 74
a. Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.
- Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, từ lá được dùng theo nghĩa gốc,
- Nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay cành, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹt.
b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau:
- lá gan, lá phổi, lá lách,... → chỉ bộ phận cơ thể
- lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,... → chỉ vật bằng giấy
- lá cờ, lá buồm,... → chỉ vật bằng vải
- lá cót, lá chiếu, lá thuyền,... → chỉ vật bằng tre, nứa, gỗ
- lá tôn, lá đồng, lá vàng,... → Chỉ kim loại
⇒Tuy trong các trường hợp trên, từ “lá” được dùng với nhiều trường nghĩa, tuy nhiên, vẫn có điểm chung: là các vật có hình dáng mỏng, dẹt như lá cây.
- Các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá cây)
Bài tập 2: SGK trang 74
Các từ nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, óc, tim,...) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.
- Đặt câu
- Nhà bác Ba có năm miệng ăn.
- Lan có chân trong ban điều hành đó.
- Đội tuyển cầu lông có một tay vợt rất giỏi.
- Đầu xanh có tội tình gì (Nguyễn Du)
- Khen cho con mắt tinh đời (Nguyễn Du)
- Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế! (Tố Hữu)
Bài tập 3: SGK trang75
Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.
- Các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc:
- Âm thanh lời nói: ngọt, chua chát, mặn nồng
- Ví dụ:
- Giọng cô ấy ngọt lịm khiến ai cũng thích nghe
- Lời chua chát làm người khác chẳng muốn nghe
- Tỉnh cảm, cảm xúc: cay đắng, bùi tai, êm ái...
- Ví dụ:
- Cô ấy đã phải gánh chịu nỗi cay đắng khi quá tin vào người khác
- Lời nói của Lan nghe thật bùi tai.
Bài tập 4:Tìm từ đồng nghĩa với từ cây, từ chịu trong câu thơ
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Từ đồng nghĩa với từ cậy là nhờ
- Từ đồng nghĩa với từ chịu là nhận
- Giải thích lí do tác giả chọn dùng tư cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.
- Lí do tác giả dùng từ cậy: Dùng từ cậy, Kiều thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của Vân, nhằm thuyết phục Vân đồng ý.
- Lí do tác giả dùng từ chịu: Dùng từ chịu, Kiều tỏ ra vừa tôn trọng ý em gái, vừa nài ép, cũng như coi trọng tình cảm cao quý dành cho Kim Trọng
- Giải thích lí do tác giả chọn dùng tư cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.
Bài tập 5: Chọn từ ngữ thích hợp nhất để điền vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và giải thích lí do lựa chọn
a. Nhật kí trong tù /.../ một tấm lòng nhớ nước
- Chọn từ: canh cánh
b. Ạnh ấy không /.../ gì đến với này
- Chọn từ: dính dấp, liên quan
c. Việt Nam muốn làm /.../ với tất cả các nước trên thế giới
- Chọn từ: Bạn
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng để nắm chắc hơn kiến thức cần thiết của bài học.
3. Hỏi đáp về bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.