Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.
2. Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự
Câu 1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn nghị luận
a) Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
(1) Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
(2)
- Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
- Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
- Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
- Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân - Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
- Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ.
→ Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
b) Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được kể theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
Câu 2. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước (thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân).
- Hiện tại kể trước, sau đó mới kế bổ sung về quá khứ của thằng Ngỗ
- Hoàn cảnh
- Những trò chơi ngỗ nghịch trước đó.
→ Kể theo thứ tự này nhằm tạo sự bất ngờ, gây chú ý.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thứ tự kể trong văn tự sự để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
- Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất - người kể xưng là tôi
- Yếu tố hồi tưởng có tác dụng minh chứng cho khởi đầu tình bạn gắn bó giữa Liên và tôi, làm cho câu chuyện trở nên chân thành xúc động.
Câu 2. Cho đề văn: Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa.
- Khi kể về chuyến đi, các em phải kèm theo trình tự:
- Trường hợp đi chơi; người đưa đi.
- Nơi đi, đi tham quan hay thăm người thân.
- Cảm nghĩ bản thân.
Gợi ý làm bài
Đề bài: Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa.
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Tự sự (kể chuyện) đời thường.
- Nội dung: Lần đầu được đi chơi xa.
- Phạm vi
- Ngôi kể thứ nhất
- Thứ tự kể: Kể xuôi (hoặc kể ngược).
- Lần đầu.
2. Lập dàn ý
a. Cách kể 1: Kể theo thứ tự thời gian
- Mở bài
- Giới thiệu lần đi chơi xa đầu tiên:
- Lí do được đi.
- Đi cùng ai, thời gian là bao lâu.
- Địa điểm đến.
- Giới thiệu lần đi chơi xa đầu tiên:
- Thân bài
- Lòng vui sướng,náo nức vì lần đầu được đi xa.
- Những quan sát của em trên đường đi.
- Cảnh vật và con người nơi em đến.
- Em thích thú, nhớ mãi điều gì nơi em đến.
- Ra về lòng đầy lưu luyến.
- Kết bài
- Cảm nghĩ của mình sau chuyến đi.
- Ao ước có nhiều những chuyến đi như vậy.
a. Cách kể 2: Kể không theo thứ tự thời gian
- Mở bài
- Nghe các bạn kể về những chuyến đi chơi xa của mình khiến em nhớ lại chuyến đi chơi xa lần đầu tiên.
- Xin kể cho các bạn nghe.
- Thân bài
- Kể về tâm trạng trước tin báo là được đi chơi xa.
- Kể về những gì đã nhìn thấy trên đường đi.
- Kể về nơi đã đến.
- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy.
- Kể những chuyện xảy ra trên đường về.
- Kết bài
- Bộc lộ ước muốn của mình với các bạn.
4. Hỏi đáp về bài Thứ tự kể trong văn tự sự
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.