Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Thơ Hai-cư của Ba-sô hướng đến cái đẹp của thiên nhiên và của tình người được ẩn sau lớp ngôn từ ngắn ngủi và tinh tế. Đằng sau những vần thơ câu chữ là một tâm hồn dạt dào cảm xúc, khao khát về một cuộc sống "đẹp", một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế.
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ Hai-cư
- Câu thơ ngắn gọn, ý nghĩa
- Hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi sức liên tưởng cao
2. Soạn bài Thơ Hai-cư chương trình chuẩn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài thơ 1 và 2 như thế nào?
- Bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông dời lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại quê. Ở Ê-đô, ông rất nhớ quê nhưng khi về quê rồi thì ông lại nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất nơi mình sống.
- Bài 2: Tiếng chim Đỗ quyên được tác giả nghe được khi quay trở lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm xa cách. Tiếng chim gợi nhớ đến một Ki-ô-tô của quá khứ nay đã xa. Sự tiếc đó có được là nhờ tiếng chim buồn thê thiết kia đồng vọng hay là tiếng lòng của tác giả.
Câu 2: Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
- Bài 3: Tình cảm của tác giả đối với mẹ khi mẹ qua đời: sự xót thương, đau đớn. Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ là để chỉ cho giọt lệ như sương hay mái tóc mẹ như sương, cuộc đời như hạt sương ngắn ngủi vô thường. Sương-tóc-lệ tan hòa, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.
- Bài 4: Bài thơ gợi lên sự thực nhói đau ở Nhật Bản ngày xưa: sự mất mùa, đói kém, nhà không có đủ ăn nên phải bỏ con vào rừng hoặc giết bỏ. Bởi vậy mà khi nghe tiếng vượn hú, Ba-sô đã liên tưởng đến tiếng khóc của trẻ con.
Câu 3: Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
- Ba-sô là một nhà thơ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và luôn cảm thương trước những số phận bé nhỏ, nghèo túng.
Câu 4: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào?
- Bài 6: Miêu tả mùa hoa anh đào nở, cũng là mùa xuân, những cánh hoa anh đào bay xuống làm mặt hồ gợn sóng.
- Bài 7: Trong cái im lặng, tiếng ve kêu lên và tiếng rền rĩ của ve đã thấm vào hang đá.
Câu 5: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được hiện lên như thế nào trong bài 8?
- Khát vọng sống được thể hiện khi tác giả viết bài thơ này trong hoàn cảnh già yếu và sắp giã từ cuộc sống.
- Cuộc đời Ba-sô gắn liền với hình ảnh của những chuyến du hành, lang thang.
Câu 6: Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6, 7, 8.
- Bài 1:
- Quý ngữ: Mùa sương – mùa thu
- Nội dung: Đất khách, đất lạ hóa thành quê hương khi đã có thời gian sống, gắn bó và xa cách.
- Bài 2:
- Quý ngữ: Chim Đỗ quyên – mùa hè
- Nội dung: Tiếng chin hót gợi nhớ đến kinh đô ngày xưa với những kỉ niệm đã qua.
- Bài 3:
- Quý ngữ: Làn sương thu – mùa thu
- Nội dung: Cuộc đời ngắn ngủi, mong manh như làn sương hay dòng nước mắt của người con đối với mẹ.
- Bài 4:
- Quý ngữ: Gió mùa thu – mùa thu
- Nội dung: Sự đau xót trước thực tại khốc liệt của đất nước Nhật Bản.
- Bài 5:
- Quý ngữ: mưa đông – mùa đông
- Nội dung: Sự đau xót đối với những con người nghèo khổ.
- Bài 6:
- Quý ngữ: Hoa đào – mùa xuân
- Nội dung: Hoa đào rụng lả tả như mây hoa rơi xuống làm mặt hồ gợn sóng.
- Bài 7:
- Quý ngữ: Tiếng ve – mùa hè
- Nội dung: Tiếng ve rền rĩ như thấm vào trong lòng đá.
- Bài 8:
- Quý ngữ: Những cánh đồng hoang vu – mùa thu
- Nội dung: Hình ảnh hiu quạnh của tuổi già xế bóng.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?
- Bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại quê. ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ ngắn mà thể hiện cái tình gắn bó sâu nặng với mảnh đất nơi mình ở.
- Bài 2: Ở bài thơ này có nhắc đến chim đỗ quyên (hay còn gọi là chim quyên, chim đỗ vũ, chim tử quy…). Đó là tiếng của loài chim mà Ba-sô nghe được khi quay trở lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Chim đỗ quyên là loài chim hay cất tiếng kêu vào đầu mùa hè, khi trời xâm xẩm tối và tiếng kêu của nó rất thê thiết, vẫn được nghe ra là đẹp và sầu muộn, chính vì vậy trong tiếng Nhật nó còn những tên gọi là "loài chim của kiếp sau", "loài chim thất tình"…Tác giả nghe tiếng chim kêu buồn đến não lòng người đó nhà thơ nhớ đến một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô nay đã xa xôi "ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô", sự nhớ tiếc đó có được tiếng chim buồn thê thiết kia đồng vọng, hay đó chính là tiếng lòng của thi nhân trải vào cảnh vật.
Câu 2: Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
- Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4:
- Bài 3:
- Ở bài 3 được viết khi mẹ ông qua đời trong khi ấy nhà thơ lại đang du hành ở Kan-sai. Đến khi quay trở về ông nhận được một di vật mà mẹ ông để lại là một nắm tóc nên ông thương xót đau khổ mà viết bài thơ này.
- Nỗi xót xa đau đớn của nhà thơ được thể hiện ở giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc của người mẹ đã khuất. Quý ngữ (từ chỉ mùa của bài thơ là sương thu. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,… Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.
- Bài 4:
- Khi xưa đất nước Nhật bản chịu cảnh nghèo đói những nhà nghèo phải bỏ con trong rừng. Ba sô khi nghe thấy tiếng vượn hú thì nghĩ đến tiếng khóc của đứa trẻ. Vì vậy ông thương xót chúng, lòng ông như đau đớn quặn từng cơn.
- Nghe tiếng vượn hú mà Ba-Sô lại liên tưởng đến tiếng người. Tiếng vượn hay chính là tiếng trẻ con khóc thật. Phải chăng trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người. Gió mùa thu tái tê hay lòng thi nhân tái tê hay lòng thi nhân tái tê khi nghe thấy những âm thanh gợi lên nhiều nỗi đau thương đó. Cái mơ hồ, mờ ảo của bài thơ nằm ở đây, nó chờ câu trả lời từ sự đồng vọng trong lòng người đọc.
- Bài 3:
Câu 3: Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
- Trong bài thơ, nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ: chú khỉ đơn độc trong mưa lạnh ẩn dụ cho những người nông dân tội nghiệp hay là những em bé nghèo
- Từ đó ta thấy được Ba-sô là một nhà thơ có một tâm hồn tinh tế, thương cảm với một sinh vật bé nhỏ hay chính là những kiếp người nghèo khổ
Câu 4: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào?
- Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện trong các bài 6, 7:
- Bài 6: Là bài thơ miêu tả cảnh mùa xuân, cũng là mùa hoa anh đào nở. Tác giả liên tưởng hàng ngàn cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng. Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ trụ, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.
- Bài 7: Bài thơ diễn tả sự im lặng đến huyền diệu. Trong cảnh u tịch trong bài thơ, tiếng ve ngâm như thấm sâu vào đá. → Một liên tưởng độc đáo và không hề có tính chất thậm xưng bởi cảnh u huyền đó là có thực và con người khi chìm vào thế giới đó sẽ thảnh thơi mà lòng chìm vào những suy tưởng của bản thân. Sự thú vị và hình tượng thơ đẹp chính nằm trong hiện tượng này.
Câu 5: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
- Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện trong bài 8:
- Khi viết bài thơ này Ba-sô đã rất yếu, sắp từ giã trần gian tươi đẹp để về cõi vĩnh hằng.
- Cuộc đời Ba-sô là sự gắn kết của những cuộc du hành, của những tháng ngày lang thang. Vì thế, ngay khi sắp từ giã cõi đời ông vẫn tỏ rất tha thiết, luyến lưu vô cùng.
- Cho nên, tuy đã sắp giã từ cuộc đời, ông vẫn thả hồn lang thang trên những cánh đồng hoang vu; và ta có cảm tưởng như trong cõi mộng ấy, đôi chân của thi nhân còn mãi lang thang, mộng hồn thi nhân còn phiêu dạt, gửi gắm ở một miền đất xa xôi nào đó.
Câu 6*: Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyện trong các bài 6, 7, 8.
- Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyện trong các bài 6, 7, 8:
- Ở bài thơ số 6, quý ngữ của bài chính là “cánh hoa đào”. → hình ảnh gợi nên mùa xuân tươi đẹp.⇒ Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.
- Ở bài thơ số 7 quý ngữ của bài nằm trong hình ảnh “tiếng ve ngâm”. → âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. ⇒ Cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.
- Ở bài thơ số 8 lại nằm ở “những cánh đồng hoang vu”. → Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh ⇒ cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong sự vắng lặng.
3. Soạn bài Thơ Hai-cư chương trình nâng cao
I. MA-SU-Ô BA-SÔ
Bài 1
Câu 1: Hình ảnh “cành khô”, “chim quạ” có liên quan gì đến cảm nhận “chiều thu”?
- Cả ba sự vật: con quạ, cành cây khô, chiều thu đã có sự đối lập tạo nên một khung cảnh thật ảm đạm. Những hình ảnh này dễ gợi liên tưởng đến tuổi già.
Câu 2: Tác giả đã dùng cách nào để tạo ra tính hàm xúc cho bài thơ?
- Hình ảnh con quạ đậu trên cành cây khô trụi lá và một buổi chiều thu đã cuốn hút con người vào cõi mông lung tàn tạ. Mặt khác, bài thơ không chỉ là nỗi buồn mà còn là sự tương phản giữa màu đen của con quạ bé xíu với màu của nền trời buổi chiều, con người cảm thấy nhỏ bé trước không gian rộng lớn bao la.
Bài 2
Câu 1: Hoa anh đào ở đây tượng trưng cho điều gì?
- Hoa anh đào tượng trung cho mùa xuân, cho cái đẹp của thiên nhiên, một cái đẹp mong manh.
Câu 2: Việc nhà thơ không xác định được rõ tiếng chuông từ đền nào gợi lên cảm xúc gì?
- Việc nhà thơ không xác định rõ tiếng chuông từ đền nào gợi lên không khí trầm mặc của một buổi chiểu xuân yên ả.
Bài 3
Câu 1: Theo anh (chị), vì sao nhà thơ lại đặt những âm thanh “Cây chuối trong gió thu” và “tiếng mưa rơi tí tách vào chậu” cạnh nhau để thể hiện “tiếng đêm”?
- Nhà thơ đã đặt những âm thanh này lại với nhau để gợi lên hình ảnh đơn sơ của người cư sĩ trước thiên nhiên lạnh lẽo, tịch mịch trong đêm thu.
Câu 2: Nhà thơ cảm nhận đêm khuya bằng giác quan nào? Phân tích sự tinh tế của giác quan thi sĩ?
- Tác phẩm là bức tranh về một đêm thu được tác giả cảm nhận chủ yếu bằng thính giác: tiếng gió, tiếng tí tách của giọt mưa.
- Bức tranh đêm thu đã hòa nhập vào niềm cô tịch của nhà thơ. Đó là niềm cô tịch của một con người tha thiết tìm về thế giới tịch mịch, vắng lặng của tự nhiên, mong tìm thấy cái “tính bản thiện” của mình trên con đường tu tâm.
II. YÔ-SA BU-SON
Câu 1: Bài 1: “Tiếng thác chảy” tượng trưng cho điều gì? “Tiếng thác chảy”, “lá non” trong các câu 2, 3 có quan hệ với nhau như thế nào? Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ?
- “Tiếng thác chảy” gợi ra hình ảnh của núi.
- “Tiếng thác chảy”, “lá non” trong các câu 2, 3 có mối liên hệ: là hiện thân của cái động (lá) và cái tĩnh (núi). Sự hòa hợp giữa cái động và cái tĩnh mở ra một bức tranh thiên nhiên với sự sống đang bừng dậy sau những trận mưa xuân.
- Ý nghĩa của bài thơ: Chứa đựng cảm nhận về lẽ vô thường trước những biến đổi của cuộc sống.
Câu 2: Bài 2: Anh (chị) hiểu gì về hình ảnh “áo tơi” và “ô”?
- Hình ảnh ẩn dụ “áo tơi” chỉ người con trai và “ô” chỉ người con gái.
- Bài thơ tả cảnh đôi tình nhân sánh bước bên nhau dưới mưa xuân.
Câu 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa câu thơ đầu với hai câu thơ sau. Qua mối quan hệ đó, nhà thơ muốn nói điều gì?
- Bài thơ mở ra một bức tranh xuân sặc sỡ với hình ảnh của một lầu son cùng những cô kĩ nữ.
- Qua đó nhà thơ muốn nói: nếu như cây cối tích tụ nhựa để bừng sắc hoa vào mùa xuân thì các cô kĩ nữ sau một thời gian dài bị cấm rời khỏi nơi ở đã được tưng bừng, duyên dáng trong những bộ ki-mô-nô cùng những chiếc đai lưng sực sỡ.
Câu 4: Qua các bài thơ của Ba-sô và Bu-son đã học, anh (chị) hãy rút ra một số đặc điểm chung của thơ hai-cư?
- Thơ hai-cư rất ngắn, cô đọng, hàm súc.
- Một bài thơ chỉ có 3 câu (câu 1 và câu 3 có năm âm tiết, câu 2 có bảy âm tiết), không có dấu câu.
- Thơ hai-cư thường phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên.