Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài thơ Tây Tiến
2.1. Nội dung
- Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đoàn binh Tây Tiến, về những người lính trẻ chiến đấu trong điều kiện vô cùng gian khổ mà sống lại quan, lãng mạn và vô cùng quả cảm.
- Thiên nhiên Tây Bắc được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp.
- Hình tượng người lính Tây Tiến hào hoa, dũng cảm:
- Điều kiện sinh hoạt, chiến đấu của người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, tử vong vì bệnh tật nhiều hơn đánh trận.
- Người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, những người lính trẻ ấy đã vượt lên khó khăn thử thách, sống lạc quan, lãng mạn với cốt cách hào hoa và chiến đấu thật dũng cảm.
2.2. Nghệ thuật
- Bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng đã làm nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ.
- Sáng tạo độc đáo về hình ảnh ngôn từ và giọng điệu (phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, đối lập để tô đậm cái phi thường, cái hùng vĩ và sự tuyệt mĩ).
Trên đây là phần trình bày khái lược về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến. Ngoài ra, để cảm nhận được vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến cùng sự hùng vĩ của núi non vùng miền Tây các em có thể tham khảo thêm: Bài giảng Tây Tiến.
3. Soạn bài Tây Tiến chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
Cậu 1: Nêu bố cục của bài thơ?
- Bố cục bài thơ gồm 4 phần:
- Phần 1 (Đoạn 1): Những kỉ niệm về con người và thiên nhiên miền Tây
- Phần 2 (Đoạn 2): Cảnh và người miền Tây
- Phần 3 (Đoạn 3): Nhớ về người lính trong đoàn binh Tây Tiến
- Phần 4 (Đoạn 4): Lời hẹn ước
Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
- Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội.
- Hình ảnh những người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa.
⇒ Nỗi mất mát lớn lao mà các anh để lại.
Câu 3: Bức tranh thiên nhiên ở đoạn 2?
Mang một vẻ đẹp khác so với đoạn thơ trên, bổ sung thêm cho bức tranh Tây Tiến thêm hoàn mĩ với những màu sắc đầy ấn tượng, khó quên.
Câu 4: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thơ thứ 3 như thế nào?
Hình ảnh người lính được miêu tả một cách trần trụi: không mọc tóc, sức khỏe yếu vi bị sốt rét quật ngã, nhưng lại một lòng hướng về hậu phương “dáng kiều thơm”.
Câu 5: Nỗi nhớ Tây Tiến trong đoạn 4?
Khi rời khỏi đoàn quân Tây Tiến, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết nên bài thơ Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về chiến trường xưa cùng những người đồng đội cũ một thời đã đồng lòng đồng sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Theo văn bản, bài thơ có 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.
- Bố cục bài thơ gồm 4 phần:
- Phần 1 (Đoạn 1): Nỗi nhớ về con người, thiên nhiên miền Tây hùng vĩ trên chặng đường hành quân gian khổ.
- Phần 2 (Đoạn 2): Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
- Phần 3 (Đoạn 3): Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến.
- Phần 4 (Đoạn 4): Khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến (Lời thề và lời hẹn ước).
- Mạch liên kết giữa các đoạn văn chính là nỗi nhớ rất tự nhiên của nhà thơ về một chiến trường và những đồng đội một thời đánh giặc vô cùng gian khổ mà rất đỗi hào hùng. Nỗi nhớ ấy đã “xâu chuỗi” các ý thơ trong từng đoạn với nhau để thành bài ca Tây Tiến của một thời kỳ lịch sử không thể nào quên: từ nhớ khung cảnh chiến trường rồi nhớ đến những vùng đất đã đi qua đầy kỉ niệm, cuối cùng hội tụ lại trong chân dung người lính Tây Tiến mà hồn các anh vẫn gắn bó mãi mãi với mùa xuân của chiến trường đánh giặc đã đi vào lịch sử của dân tộc.
Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?
- Bức tranh thiên nhiên
- Khung cảnh chiến trường Tây Tiến vừa hùng vĩ, dữ dội, lại vừa thơ mộng, trữ tình. Bên cạnh núi rừng hiểm trở với độ cao rợn người là một mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi, bên cạnh vùng đất hoang dại chứa đầy bí ẩn ghê gớm của rừng thiêng với thác gầm thét, với cọp trêu người là một bản làng có cơm lên khói, có mùi thơm nếp xôi và những cô gái xinh đẹp như những bông hoa rừng.
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến
- Hồn nhiên, tinh nghịch: súng ngửi trời (chất lính ).
- Gan góc, kiên dũng trên nền thiên nhiên dữ dội và bí ẩn: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét / Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người".
- Coi cái chết nhẹ nhàng: gục lên súng mũ bỏ quên đời.
- Có sự hòa hợp thật đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".
⇒ Bằng bút pháp hiện thực và trữ tình đan xen, đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở. Ở đó đoàn quân Tây Tiến đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người.
Câu 3: Đọan thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy.
- Hình ảnh thơ không còn dữ dội mà đậm màu sắc trữ tình, thơ mộng với 2 khung cảnh khác nhau: Cuộc liên hoan ở doanh trại và cuộc tiễn đưa lên đường đi Châu Mộc trong một chiều sương.
- Cảnh liên hoan trong doanh trại của bộ đội và dân địa phương, cảnh rực rỡ, lung linh của đêm liên hoan được cảm nhận với niềm say mê, hào hứng tột độ của người lính. Người lính sau những cuộc hành quân vất vả có những giây phút tưng bừng.
- Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương. Cảnh vật trở nên có hồn và đầy quyến luyến, tình tứ tạo cho bài thơ có nét đẹp. Nổi bật là hình ảnh “dáng người trên độc mộc” nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn cho bài thơ Tây Tiến thơ mộng, mềm mại, mơ màng.
- Chất thơ và chất nhạc hoà quyện: không chỉ làm hiện lên vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cảnh và người hòa hợp, cái hồn thiêng liêng của cảnh vật.
Câu 4: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ 3. Qua đó hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
- Trên cái nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ của chiến trường miền Tây, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp và đầy ấn tượng. Quang Dũng đã miêu tả rất chân thật về những người đồng đội của mình:
- Đoàn binh “không mọc tóc”-> sự thật trần trụi, khốc liệt & rất tiêu biểu cho người lính thời kì chống Pháp.
- "Quân xanh màu lá" -> gợi lên dáng vẻ xanh xao tiều tuỵ vì sốt rét, vì sốt rét nhưng vẫn toát lên dáng vẻ oai như những con hổ chốn rừng thiêng, làm nổi bật tính cách dũng cảm của người lính.
- Khí thế dũng mãnh oai hùng: mắt trừng, dữ oai hùm → xây mộng chiến công, bảo vệ bình yên cho biên cương tổ Quốc.
- Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn, hào hoa: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- Bên trong cái dáng vẻ oai hùng, dữ dằn là trái tim, là tâm hồn khao khát yêu đương.
- Tinh thần hi sinh quên mình vì Tổ quốc:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
⇒ Ngay chính trong cái chết, người lính Tây Tiến vẫn thể hiện, khẳng định được khí phách anh hùng, tư thế ngạo nghễ của mình.
Câu 5: Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi”?
- Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh: Tây Tiến người đi không hẹn ước / Đường lên thăm thẳm một chia phôi
- Cách nói khẳng định: “không hẹn ước, một chia phôi” → diễn tả lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại.
- Thể hiện sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với những gì đã qua.
- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy / Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
- “Tây Tiến mùa xuân ấy”: đã trở thành một thòi điểm lịch sử không trở lại, thời của sự lãng mạn, mộng mơ và hào hùng.
- “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”: nhà thơ dành tất cả trái tim mình cho đoòng đội, cho Tây Bắc.
⇒ Nhịp thơ chậm, buồn nhưng vẫn hào hùng: diễn tả sự gắn bó của nhà thơ với một thời lãng mạn.
Trên đây là những gợi ý hướng dẫn soạn bài Tây Tiến bằng cách trả lời 5 câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài trong SGK. Để ôn tập và củng cố kiến thức bài này một cách chu đáo hơn, các em có thể tham khảo thêm phần hướng dẫn luyện tập dưới đây.
4. Soạn bài Tây Tiến chương trình nâng cao
Câu 1: Bố cục của bài thơ?
Các em tham khảo đáp án trên phần soạn bài chương trình chuẩn câu hỏi số 1.
Câu 2: Bức tranh thiên nhiên và con người ở đoạn 1?
- Khung cảnh chiến trường vừa hùng vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình.
- Đối lập giữa hai câu thơ về cả hình ảnh, nhịp điệu, thanh điệu:
- Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống (hai thanh trắc ở cuối câu)
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (thanh bằng – thanh ngang)
- Thủ pháp nhân hóa, cường điệu: súng ngửi trời, cọp trêu người,…
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra với vẻ dóm dỉnh, tinh nghịch.
Câu 3: Bức tranh thiên nhiên ở đoạn 2 và hình ảnh người lính Tây Tiến ở đoạn 4?
Các em tham khảo đáp án trên phần soạn bài chương trình chuẩn câu hỏi số 2 và 3.
Câu 4: Bút pháp của nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ?
- Bút pháp lãng mạn.
- Thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.
- So sánh với bút pháp của Chính Hữu trong bài đồng chí:
- Đồng chí
- Áo anh rách vai
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
- Sốt run người vầng tán ướt mồ hôi
- Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ
- Tây Tiến
- Áo bào thay chiếu anh về đất
- Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Đồng chí
⇒ Bút pháp của Chính Hữu là bút pháp tả thực.
5. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.
Gợi ý làm bài:
- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn (khác với Chính Hữu dùng bút pháp tả thực trong bài Đồng chí). Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.
- Có thể thấy sự khác biệt trong bút pháp của của Quang Dũng và Chính qua sự so sánh sau:
- Nét chung:
- Tác giả: cả hai tác giả đều không chỉ là nhà thơ mà còn là những người chiến sĩ trực tiếp tham gia cuộc trường chinh của dân tộc. Bởi vậy, học viết về người lính cũng là viết về mình, thời đại mình, một cách chân thực, sống động, gần gũi.
- Hoàn cảnh sáng tác: Đều là những tác phẩm ra đời trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh người lính trở thành trung tâm trong kháng chiến và trong sáng tác văn học. Các nhà văn tập trung miêu tả, phản ánh họ bằng tất cả sự ngợi ca, trân trọng, tự hào.
- Hình ảnh người lính:
- Hình ảnh người lính được khắc họa trong hiện thực gian khổ ác liệt.
- Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tâm hồn cao cả.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất.
- Sáng ngời tinh thần đồng đội.
- Tâm hồn trẻ trung, lạc quan, phấn chấn.
- Nét riêng:
- Hoàn cảnh xuất thân:
- Đồng chí: người lính xuất thân là những người nông dân, đi ra từ đồng quê, làng mạc.
- Tây Tiến: Hầu hết họ là những thanh niên tri thức Hà Nội.
- Chính do hoàn cảnh xuất thân mà chi phối cách biểu hiện của họ trong đời sống chiến đấu hằng ngày:
- Đồng chí: có nét chất phác, hồn hậu, dung dị, mộc mạc.
- Tây Tiến: Có nét tài hoa, lãng mạn, kiêu hùng, ngạo nghễ, tráng lệ.
- Hoàn cảnh xuất thân:
- Nét chung:
⇒ Cả hai bài thơ đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, tuy ở mỗi bài, ưu thế của mỗi loại bút pháp lại nổi trội hơn, nhưng đều thể hiện sinh động và đẹp đẽ hình tượng người lính.
Câu 2: Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu khái quát về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
b. Thân bài
- Những người lính trẻ Tây Tiến trong nỗi nhớ của Quang Dũng rất trẻ trung, lãng mạn, yêu đời:
- Nhìn thiên nhiên dữ dội của Tây Bắc bằng tâm hồn trẻ (súng ngửi trời, oai linh thác, cọp trêu người…).
- Thiên nhiên Tây Bắc tại điểm dừng chân qua đôi mắt trẻ đẹp, lãng mạn, thơ mộng đầy hấp dẫn (Mường Lát hoa về…; nhà ai Pha Luông…; mùa em thơm nếp xôi…).
- Trong gian khổ luôn hướng về Hà Nội (gửi mộng qua biên giới, mơ Hà Nội dáng kiều thơm…).
- Những người lính trẻ Tây Tiến trong nỗi nhớ của Quang Dũng đã trải qua những tột cùng khó khăn, thử thách, hi sinh mà vẫn chiến đấu quả cảm:
- Hành quân vất vả trên Tây Bắc: hiểm trở dốc đèo cao, vực thẳm, nơi heo hút (dốc khúc khuỷu, thăm thẳm, ngàn thước lên – xuống…).
- Hi sinh trên đường hành quân, nơi biên ải xa xôi, đối mặt với bệnh sốt rét (dãi dầu không bước nữa, mồ viễn xứ, về đất…).
- Những người lính trẻ Tây Tiến trong nỗi nhớ của Quang Dũng được thể hiện bằng cảm hứng bi tráng với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt:
- Tư thế lớn lao trên đường hành quân: đoàn quân bất tận ẩn hiện trong điệp trùng núi, điệp trùng mây, khẩu súng trên vai người lính như chạm tới trăng sao (Đoàn quân đi trong sương lấp, súng ngửi trời…).
- Hi sinh trong tư thế tuyệt đẹp (gục lên súng mũ bỏ lên đời, áo bào thay chiếu…).
- Đoàn binh oai hùng mạnh mẽ, đầy chí khí ẩn chứa bên trong hình hài ốm yếu thể qua những hình ảnh thơ lạ độc đáo (chẳng tiếc đời xanh, đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm, mắt trừng, khúc độc hành…).
c. Kết bài
- Khái quát lại vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến.
6. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tây Tiến
Để cảm nhận được vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những người lính Tây Tiến giữa núi rừng miền Tây thơ mộng, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
7. Hỏi đáp về bài thơ Tây Tiến
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
So sánh tác phẩm Tây Tiến và Việt Bắc liên hệ với Từ ấy và Chiều tối
1. Tây tiến và việt bắc (liên hệ từ ấy / Chiều tôi
-
Phân tích tính lãng mạn và chất bi tráng trong Tây Tiến
hãy phân tích tính lãng mạn và chất bi tráng trong thơ Tây Tiến của Quang Dũng
-
Cảm nhận về sự hi sinh của người lính Tây tiến
Nêu cảm nhận của em về sự hi sinh của người lính Tây tiến
-
phân tích bài tây tiến của quang dũng
-
Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa của người lính Tây Tiến
Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa của người lính Tây Tiến được thể hiện ở đoạn thơ nào trong bài thơ Tây Tiến
-
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Cái này là mình chỉ phân tích đoạn 3 tù "tây tiến đoàn binh ko mọc tóc.... sông mã gầm lên khúc độc hành." thui phải ko, có cần ptich thêm 2 đoạn đầu ko ?