Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
- Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
2. Soạn bài Rút gọn câu
Câu 1.Trong các câu tục ngừ, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy đế làm gì?
Người ta là hoa đất.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Tấc đất tấc vàng.
- Trong các câu trên, câu: “Người ta là hoa của đất” và “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là những câu rút gọn. Thành phần được rút gọn là chủ ngữ - Việc rút gọn câu như vậy làm cho câu ngắn gọn hơn, súc tích hơn. Vì tục ngữ thường nêu lên những kinh nghiệm nói chung cho mọi người nên cần ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ.
Câu 2. Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ trong SGK, trang 116, 117. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy?
a. Trong ví dụ a, câu rút gọn là:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Dừng chân đứng lại trời non nước
- Thành phần được rút gọn trong hai câu thơ trên là chủ ngữ, ta có thể khôi phục lại như sau:
Chúng ta (chúng tôi, ta, tôi) bước tới Đèo Ngang
Chúng ta (chúng tôi, tôi, ta) dừng chân đứng lại trời non nước.
b. Trong ví dụ b ta dễ dàng nhận thấy các câu rút gọn gồm có:
Đồn rằng quan tướng có tài
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai
Ban khen rằng ấy mới tài
Ban cho cái áo với hai đồng tiền
Đánh giặc thì chạy trước tiên
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.
- Với các câu vừa liệt kê trên, thành phần được rút gọn là chủ ngữ. Ta có thể khôi phục lại như sau (giả định):
Họ đồn răng quan tướng có tài
Ông ta cưỡi ngựa chẳng phải vịn ai.
Vua ban khen rằng: “ấy mới tài”,
Vua ban cho cái áo với hai đồng tiền,
Ông ta đánh giặc thì chạy trước tiên
Ông ta xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.
→ Như vậy, qua hai ví dụ trên ta nhận thấy: Trong thơ ca, ca dao có rất nhiều câu rút gọn được sử dụng. Vì trong thơ và ca dao thường dùng lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích. Hơn nữa, do số lượng câu chữ hạn chế và cách hiệp vần cũng làm xuất hiện nhiều câu rút gọn.
Câu 3. Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện Mất rồi hiếu lầm nhau? Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì về cách nói năng?
- Đọc câu chuyện trên cậu bé và người khách hiểu nhầm nhau vì: cậu bé đã dùng ba câu rút gọn thành phần chủ ngữ “Mất rồi”, “tối hôm qua”, “Cháy ạ”) để trả lời khách.
- Do đó, khi người khách hỏi về ông bố thì cậu bé lại nghĩ về mảnh giấy của ông bố để lại. Vì thế, người khách đã hiểu nhầm chủ ngữ là “tờ giấy” sang “người bố” của đứa bé.
→ Nếu dùng câu rút gọn không đúng văn cảnh sẽ gây nên sự hiếu nhầm. Và từ đó ta cũng rút ra được bài học bổ ích: Cần sử dụng câu rút gọn đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng trong hoàn cảnh cho phép đế làm cho câu gọn hơn, thông tin chính xác hơn, chú ý cách diễn đạt phải rỏ ràng, rành mạch để tránh sự hiểu nhầm.
Câu 4. Đọc truyện cười Tham ăn và cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán?
- Đọc xong truyện cười Tham ăn, ta nhận thấy chi tiết gây cười trong truyện đó là những câu trả lời quá rút gọn thành ra cộc lốc của anh chàng tham ăn.
- Vì quá tham ăn nên anh ta trả lời thật ngắn gọn để đỡ tôn thời gian và ăn được thật nhiều.
- Qua câu chuyện trên, tác giả muốn dùng tiếng cười để phê phán thói tham ăn và cách nói năng cộc lốc của những người như anh chàng trong truyện.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Câu rút gọn để nắm vững kiến thức hơn, chuẩn bị cho bài mới tốt hơn.
3. Hỏi đáp về bài Rút gọn câu
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.