Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chương trình chuẩn
Bài tập: SGK trang 114
a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung các của những câu sau:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nó cho vừa lòng nhau.
Câu tục ngữ nói lên vai trò quan trọng của lời nói. Con người phải biết dùng lời nói một cách khéo léo, thích hợp để giao tiếp, ứng xử với nhau. Lời nói tuy"chẳng mất tiền mua" nhưng không phải cứ nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích. Từ ngữ và ngữ pháp của tiếng Việt ta vô cùng phong phú cũng bởi vậy mà cùng một lời nói có thể có nhiều cách nói khác nhau. Lựa chọn cách nào để nói khiến người nghe được"vừa lòng" là điều ai cũng cần phải lưu tâm. Khi nói, chúng ta phải quan tâm đến hoàn cảnh, đến thứ bậc của mình và người nghe, đến mục đích của cuộc giao tiếp... có như vậy "lời nói" của chúng ta mới đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn. Tuy nhiên, làm"vừa lòng nhau" cũng phải tùy từng hoàn cảnh. Nếu cứ làm "vừa lòng nhau" một chiều, thì không khác gì những người hay xu nịnh, thích vuốt ve. Lời nói thẳng thường đơn giản và hiệu quả, tuy không phải lúc nào cũng làm vừa lòng của người nghe.
Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Giá trị của con người được thể hiện ở lời nói. Lời nói trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người. Đây cũng là một kinh nghiệm sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Người"ngoan" là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết"kính trên nhường dưới".
b. Trong đoạn trích dưới đây, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này?
Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật. Lời nói nghệ thuật của nhân vật ở đây thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên những đã được sáng tạo và cải biến. Những"dấu hiệu" của lời nói tự nhiên trong lời của nhân vật là:
- Những yếu tố dư có tính chất đưa đẩy nhằm tạo ra sự sồng sã và thân mật: xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…
- Những từ ngữ địa phương nhằm tạo ra nét"đặc trưng Nam Bộ" cho tác phẩm như: rượt (đuổi) người, cực (phiền, đau) lòng, phú quới (phú quý)…
Cách sử dụng từ ngữ của ông cho chúng ta thấy nhân vật là một người Nam Bộ, do phương ngữ ông sử dụng là phương ngữ Nam Bộ (ngặt tôi không mang thứ phú quới đó).
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phong cách ngôn ngữ sinh họat để nắm vững hơn các kiến thức cần thiết trước khi đến lớp.
3. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chương trình Nâng cao
Câu 1: Chỉ ra những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện qua lời đối đáp của các nhân vật trong đoạn trích SGK/ Tr. 221
Gợi ý:
- Cách thưa bẩm (lạy thầy, thưa thầy, con, nhà con)
- Cách dùng những từ ngữ, liên kết đặc trưng cho ngôn ngữ dạng nói (thì chưa cất cơn, việc quan không phải chuyện đùa, đá bóng cho chó xem à, đây không biết, đây cũng không nghe, đây mặc kệ.
Câu 2: Nhà văn Tô Hoài khi đi thực tế đã ghi chép được những câu nói theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:
- Nóng quá, bồ hôi mẹ bồ hôi con bò ra khắp người.
- Gió to vụt ngã mất nhiều lúa quá!
- Lúc làm cỏ thì cỏ bết xuống, vài hôm sau cỏ lại ngồi lên.
- Một sào ruộng ở đồng Phúc Ấm đánh ngã hai sào ruộng Trúc Chuẩn.
- Nhà nó trâu dắt ra, bò dắt vào, nồi năm nồi bảy có cả.
- Làm ăn không kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi.
Hãy phân tích và cho biết nét độc đáo của những cách nói trên đây. Nếu phải diễn đạt những nội dung trên không theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, anh (chị) sẽ viết thế nào?
Gợi ý:
- Nét độc đáo của những cách nói trên đây: sử dụng những từ ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ ở dạng nói, mang tính chất từ ngữ địa phương.
- Nếu phải diễn đạt những nội dung trên không theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các em có thể viết lại như sau:
- Nóng quá, mồ hôi chảy ra khắp người.
- Gió to làm ngã mất nhiều lúa quá!
- Một sào ruộng ở đồng Phúc Ấm to gấp hai sào ruộng Trúc Chuẩn.
-
Nhà nó có đủ trâu ,bò, nồi năm, nồi bảy.
4. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.