Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
Câu 1. Nguyễn Trãi có những câu thơ như sau. Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu trên?
- Suốt ngày ôm nỡi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.
- Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
- Nội dung trữ tình của những câu thơ Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân của tác giả.
- Hình thức thể hiện ở đây là thông qua miêu tả tự sự và lối ẩn dụ.
Câu 2. So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê".
So sánh | Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê |
Tình huống thể hiện | Ở xa xứ, trông trăng nhớ quê |
|
Cách thể hiện | Tình quê hương được khách quan hóa, hiển hiện thành hành động “vọng”, “cử” “đê”. | Biểu cảm qua tự sự và miêu tả. |
Câu 3. So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm tháng giêng:
- Cảnh vật ít nhiều có nét tương đồng.
- Tình cảm
- "Đêm đỗ thuyền ờ Phong Kiều": Tâm tình của khách xa quê thao thức.
- "Rằm tháng giêng"
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước
- Tâm hồn nghệ sĩ hòa hợp thống nhất với cốt cách của người chiến sĩ, của vị lãnh tụ.
Câu 4. Đọc kĩ lại ba bài tùy bút trong bài 14, 15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng:
a) Tùy bút có nhân vật và cốt truyện.
b) Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vậtế
c) Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
đ) Tùy bút thuộc loại tự sự.
e) Tùy bútt có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) để củng cố thêm nội dung bài học.
3. Hỏi đáp về bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.