Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài học
- Phần văn học Việt Nam gồm những tác phẩm văn học hiện đại từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX thuộc các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và văn nhật dụng.
- Về truyện ngắn và tiểu thuyết:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về thể loại để áp dụng vào việc phân tích một vài tác phẩm cụ thể.
- So sánh, làm rõ những nét đặc sắc về nghệ thuật của mỗi truyện: tình huống truyện, khắc họa nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật...
- Thấy được sự đa dạng và phong phú của truyện ngắn thời kì này.
- Về kịch hiện đại
- Nắm vững giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Một số đặc điểm của thể loại kịch qua đoạn trích.
- Vận dụng kiến thức để đọc và hiểu văn bản kịch.
- Về truyện ngắn và tiểu thuyết:
- Phần văn học nước ngoài
- Nắm vững giá trị nội dung, những sáng tạo về mặt hình thức trong tác phẩm.
- Biết cách đọc một tác phẩm truyện hiện đại nước ngoài.
3. Soạn bài Ôn tập phần văn học chương trình chuẩn
Câu 1: Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng của mỗi tác phẩm?
Nội dung so sánh | Vợ chồng A Phủ | Vợ nhặt |
Số phận và cảnh ngộ của con người |
|
|
Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm |
|
|
Câu 2: Các tác phẩm "Rừng Xà nu" của Nguyễn Trung Thành, "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Đình Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó?
Nội dung so sánh | Những đứa con trong gia đình | Rừng Xà nu |
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng |
→ Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. |
→ Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. |
Chất sử thi
|
→ Hai truyện ngắn là hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ. |
Câu 3: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu?
a. Những biểu hiện của tình huống truyện
- Phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
- Phát hiện thứ nhất: cảnh chiếc thuyền ngoài xa đầy chất thơ. Phùng bắt gặp một cảnh đẹp "trời cho", một vẻ đẹp "toàn bích"
- Phát hiện thứ hai: hiện thực đầy nghịch lí xuất hiện từ bên trong chiếc thuyền ngoài xa.
- Câu chuyện của người đàn bà và cách giải ban đầu của chánh án Đẩu ở tòa án huyện
- Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng.
- Nhưng ngược lại, người đàn bà lại “chắp tay vái lia lịa”, xin “quý tòa… đừng bắt con bỏ nó”.
- Lúc đầu, khi thấy người đàn bà không chịu bỏ chồng, Phùng rất ngạc nhiên và bất bình. Nhưng sau đó anh cảm nhận được nỗi niềm và cảnh ngộ của người đàn bà làng chài mà dần thay đổi bằng thái độ cảm thông và thấu hiểu.
b. Các nhân vật với tình huống
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng người làng chài. Người chồng đã trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, thành ra căm ghét cha mình.
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần chỗ dựa kiếm sóng để nuôi con khôn lớn.
c. Ý nghĩa khám phá và phát hiện của tình huống
- Ý nghĩa khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều mặt đối lập, mâu thuẫn, đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
- Tình huống nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời. Phải có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều. Nghệ thuật đích thực phải vì cuộc sống, vì con người, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật
- Đẩu: vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng: hiểu ra mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống.
Câu 4: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ?
- Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống hỉ thực dự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giửa tâm hồn và thể xác. Không thể đem lắp những mảng ghép khập khiễng hòng tạo nên những giá trị đích thực của cuộc sống.
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Câu 5: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nước ngoài: Số phận con người của M. Sô – lô – khốp.
a. Ý nghĩa tư tưởng
- Miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc nội tâm và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Lời kể chuyện sinh động, giản dị, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
- Nhiều đoạn trữ tình ngoại lề gây xúc động cho người đọc.
b. Đặc sắc nghệ thuật
- Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
- Cảm thông, chia sẻ với những đau thương, mất mát, di chứng của chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh của họ.
- Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó.
- Nói lên những khát vọng thầm kín mãnh liệt, tin tưởng vào nghị lực, ý chí vươn lên làm chủ số phận của con người.
Câu 6: Trong truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn, phê phán căn bệnh gì của người dân Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
- Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung quốc đầu thế kỉ XX:
- Bệnh u mê lạc hậu của nhân dân.
- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm xúc.
- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trưng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,…
- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa.
Câu 7: Ý nghĩa biểu tượng của đoạn trích "Ông già và biển cả" của Hê-minh-uê?
- Ý nghĩa biểu tượng
- Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
- Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình:
- Ông lão ngư phủ lành nghề, một mình đơn độc trong cuộc chiến dũng cảm và mưu trí thực hiện ước mơ bắt bằng được con cá lớn của đời mình.
- Cảm nhận của ông lão về "đối thủ" - con cá kiếm - không hề thù hằn mà ngược lại, ông gần như cảm kích và chiêm ngưỡng, thậm chí pha lẫn niềm tiếc nuối nếu phải giết nó. Đây cũng là điểm làm nên vẻ đẹp hình tượng của ông lão.
- Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên:
- Khi bị mắc phải lưỡi câu của ông lão, nó không lặn xuống để nhấn chìm con thuyền, không vùng vẫy để thoát ra mà kéo ông lão ra khơi, chấp nhận một cuộc đấu sức với ông lão.
- Những vòng lượn của nó, những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá đó chứng tỏ sự dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của nó.
- Con cá kiếm chính là hình ảnh lí tưởng, của ước mơ mà mỗi người theo đuổi trong cuộc đời.
- Sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh mang một ý nghĩa riêng, phải chăng đó là hình ảnh chuyển từ ước mơ sang hiện thực - nó không còn xa với và khó nắm bắt và cũng chính vì nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước nữa.
⇒ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn, vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Ôn tập phần văn học để nắm vững hơn về bài học.
4. Soạn bài Ôn tập phần văn học chương trình Nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!
5. Hỏi đáp về văn bản Ôn tập phần văn học
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.