Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm học.
- Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Các thành phần nghĩa của câu.
- Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
- Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Rèn kỹ năng thực hành tiếng Việt ở những vấn đề được đề cập đến trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
2. Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
Câu 1: Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội còn lời nói cá nhân là sản phẩm của cá nhân?
Phân biệt giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Câu 2: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tại nên hình tượng bà Tú trong bài Thương Vợ của Tú Xương.
- Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung
- Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương:
- "Lặn lội thân cò" : Lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ.
- "Eo sèo mặt nước": (tương tự)
- "Năm nắng mười mưa": Vận dụng thành ngữ
⇒ Thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú.
Câu 3: Khái niệm ngữ cảnh.
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
Câu 4: Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được sáng tác trong bối cảnh nào? Phân tích một số chi tiết cho thấy sự chi phối của ngữ cảnh đối với nội dung và hình thức của câu văn trong bài văn tế.
- Bối cảnh của bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc: Bài văn tế được Nguyễn Đình Chiểu viết để tế những nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 - 12 - 1861. Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công thất bại. Nghĩa quân hi sinh 20 người. Sự hi sinh vĩ đại này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn.
- Trong bài tế có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh đem lại:
- Gươm đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
- Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt đồng súng nổ.
Câu 5: Ghi những nội dung cần thiết (khái niệm, biểu hiện thường gặp) về hai thành phần nghĩa trong câu theo bảng sau:
Câu 6: Phân tích hai thành phần nghĩa của câu thứu hai trong lời nói của nhân vật Bác Siêu ở đoạn trích (SGK trang 121).
- Câu thứ hai trong lời bác Siêu có hai thành phần nghĩa:
- Nghĩa sự việc: Họ không phải đi gọi.
- Nghĩa tình thái:
- Dễ: Từ hình thái thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.
- Đâu: Từ hình thái thể hiện sự bác bỏ phủ nhận.
Câu 7: Tìm ví dụ minh họa cho những đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.
Câu 8: Lập sơ đồ đối chiếu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận:
Ngoài ra, để củng cố bài học tốt hơn, các em có thể tham khảo
bài giảng Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2.
3. Hỏi đáp về bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
Câu 6: Ph
-
Xác định phương tiện và phương pháp tu từ trong đoạn Trăng sáng quá...
Xác định phương tiện và phương pháp tu từ:
Trăng sáng quá, em ơi, cứ đi như thế này cả đêm không biết chán. Trăng rải trên đường thơm thơm, trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc, trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm, trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạc mùi sim chín. Trăng ơi, sao trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái Tuyết Trinh và lên cả xào phòng the của người cô phụ