Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
-
Văn bản thuyết minh và tự sự
-
Văn bản thuyết minh và miêu tả
-
Những nội dung chính trong văn tự sự lớp 9 tập 1
-
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
2. Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tập làm văn
Câu 1. Phần Tập làm văn trong Ngữ văn lớp 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
- Văn bản thuyết minh
- Trọng tâm: Luyện tập kết hợp thuyết minh với các phương thức khác như thuyết minh về kết hợp với lập luận giải thích, thuyết minh kết hợp với miêu tả.
- Văn bản tự sự
- Trọng tâm:
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm; tự sự kết hợp với lập luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự: Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự. Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
- Trọng tâm:
Câu 2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể?
- Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.
- Ví dụ thuyết minh về ngôi chùa cổ.
- Giải thích kết cấu, những đặc điểm kiến trúc, hoặc giải thích khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa.
- Miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật chung quanh ngôi chùa.
Câu 3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
- Giống nhau: cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng
- Khác nhau
- Văn bản thuyết minh
- Đối tượng thường là các sự vật, đồ vật.
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh. Nhưng dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học.
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau.
- Đơn nghĩa.
- Văn bản miêu tả
- Đối tượng thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể.
- Có tính hư cấu, tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc, chủ quan của người viết.
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật.
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
- Văn bản thuyết minh
Câu 4. Sách Ngữ văn 9, tập một nêu những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Những nội dung chính trong văn tự sự
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể trong văn tự sự.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại và độc thoại người kể chuyện trong văn tự sự.
- Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình vày những diễn biến tâm lý, cảm xúc, ý nghĩa của các nhân vật trong chuyện.
- Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người có thể trình bày những vấn đề về nhân sinh, về lý tưởng, về triết lý sống,... rút ra từ diễn biến của câu chuyện, từ cuộc đời của các nhân vật.
- Ví dụ: Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có con đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Câu 5. Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình (Phía trước lời thoại có gạch đầu dòng).
- Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời (Không có gạch đầu dòng).
- Đối thoại và độc thoại làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật làm cho câu chuyện sinh động hơn.
- Ví dụ: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp."
Câu 6. Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất, một đoạn kể chuyện theo ngôi kể thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.
- Chiếc lược ngà: Người kể là người bạn của ông Hai kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Cách chọn vai kể này làm cho câu chuyện chân thực, thể hiện được sự đồng cảm của người kể với các nhân vật khác trong truyện.
- Lặng lẽ Sa Pa: Người kể là tác giả - người dẫn truyện, ngôi thứ ba. Cách chọn vai kể này tạo thuận lợi trong việc miêu tả, kể chuyện ở nhiều góc nhìn khác nhau. Với vai kể này, câu chuyện sẽ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn; người kể như hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của từng nhân vật.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Ôn tập phần tập làm văn.
3. Hỏi đáp về bài Kiểm tra phần tiếng Việt
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Ông cha ta muốn khuyên bảo điều gì qua các câu Lời chào cao hơn mâm cỗ...
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có một số câu như : " Lời chào cao hơn mâm cỗ ; Lời nói chẳng mất tiên mua -lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ; vàng thì thử lửa thử than - chuông kêu thử tiếng , người ngoan thử lời ". Qua đó , ông cha ta muốn khuyên bảo điều gì ?
-
em có suy nghĩ gì về thần tượng của mình (đừng lấy trên mạng nha)