Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Các khái niệm thuộc về mặt nội dung
- Mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
2. Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học chương trình chuẩn
Câu 1:
- Đề tài : là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức , lựa chọn , khái quát , bình giá và thể hiện trong văn bản .
- VD: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố viết về đề tài nông dân .
Câu 2
- Chủ đề : Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm .VD: " Tắt đèn" có chủ đề : Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ sưu thuế ngặt nghèo của thực dân và phong kiến địa chủ .Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào quan lại .
- Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài, ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có nhiều chủ đề .
Câu 3:
- Tư tưởng :
- Là thái độ , tư tưởng , tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống , con người được thể hiện trong tác phẩm .
- VD: " Tắt đèn" thể hiện sự cảm thông của nhà văn lão thành Ngô Tất Tố .Đồng thời thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ .
- Cảm hứng nghệ thuật :
- Là tình cảm chủ yếu của văn bản .Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà nhuần nhuyễn trong văn bản .
- VD: Cảm hứng trong " Tắt đèn" là yêu thương và căm giận
Câu 4
Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng làm nên giá trị của văn bản văn học. Không có một “hình thức thuần túy” mà chỉ có “hình thức mang tính nội dung” và cũng không có một “nội dung trần trụi” thoát li hình thức.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nội dung và hình thức của văn bản văn học để chuẩn bị bài tốt hơn nữa.
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
- Đề tài : Tiểu thuyết “ Tắt đèn” của Ngô Tất tố và “ Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan viết về người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến: quan lại, cường hào địa chủ ở nông thôn .
- Điểm khác nhau : Ngô Tất Tố viết về chế độ sưu thuế bức tử người nông dân .Nguyễn Công Hoan lại viết về cho vay nặng lãi của quan lại địa chủ, thực chất là dồn ép người nông dân đến bước đường cùng .
Bài tập 2
- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đơị chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
.........
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
- Đây là hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc .Những quả bí xanh, quả bầu đúng là có “ dáng giọt mồ hôi”-tượng trưng cho công sức : đổ mồ hôi của người vun trồng .Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người : chuyện chăm sóc, bồi dưỡng con ngươì :
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
............................
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
- Nhà thơ ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng , phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã có công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình . Ở đây có hai nhã ngữ :” bàn tay mẹ” : chưa đến độ chín, chưa trưởng thành .Nhưng có thể có hàm ý nữa là quả hỏng : người có nhiều khiếm khuyết , nhiều thói hư tật xấu,v .v... Sự lo lắng sâu sắc là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình . Đó là tư tưởng của bài thơ .
4. Hỏi đáp về bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.