Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng tạo trong lời văn xem kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình.
1.2. Nghệ thuật
- Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác tinh tế mà sâu sắc của Thạnh Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
2. Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
- Nội dung: Bài tùy bút viết về cốm - Một thứ quà làm từ lúa non rất phổ biến ở miền Bắc, đặc biệt nơi làm cốm ngon nổi tiếng là cốm làng Vòng ở Hà Nội.
- Phương thức biểu đạt: Để nói về đối tượng, tác giả đã sử dụng rất nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận, nhưng phương thức chủ yếu là bình luận.
- Bố cục của bài văn: gồm có 3 phần (theo cách phân chia của Nguyễn Đăng Điệp):
- Phần 1 (Từ đầu đến " thuyền rồng"): Cốm - Sự kết hợp tài tình giữa tinh túy của trời đất và bàn tay khéo léo của con người.
- Phần 2 (tiếp theo đến “kín đáo và nhũn nhặn”): Côm thức dâng của trời đất, một sản phẩm văn hóa độc đáo.
- Phần 3 (còn lại): Hãy nâng việc thưởng thức cốm thành một nghệ thuật.
Câu 2. Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào? Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
- Tác giả đã mở đầu bài viết về cố bằng những hình ảnh chi tiết
- Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè
- Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh
→ Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.
- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn
- Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.
- Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ...”
- Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
Câu 3. Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhản dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
- Nhận xét của tác giả về việc dùng đồ sêu tết (sêu tết: là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới).
- Cốm không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị văn hóa tinh thần.
- Côm và hồng biểu trưng cho sự hòa hợp, gắn bó đôi lứa.
- Đó là thứ quả cao quý, kín đáo và nhũn nhặn, thể hiện cái mộc mạc giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
- Phương diện biểu đạt: thể hiện trên hai phương diện.
- Màu sắc
- Màu xanh tươi như ngọc thạch của cốm
- Màu đỏ thắm như ngọc lựu của hồng
- Hương vị
- Một thứ đạm - cốm
- Một thứ sắc ngọt - hồng
- Màu sắc
→ Đây là những màu sắc tươi tắn, biểu tượng cho sự may mắn, đầm ấm (màu đỏ) và thanh bình, hạnh phúc (màu xanh).
⇒ Hai vị nâng đỡ cho nhau để được hạnh phúc bền lâu, hiếm có sự hòa hợp nào trọn vẹn hơn thế.
Câu 4. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?
- Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của cốm.
- Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước.
- Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.
- Hương vị: Cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
→ Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.
Câu 5. Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị dã được thể hiện như thế nào?
- Sự tinh tế trong việc thưởng thức cốm
- “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả ngẫm nghĩ” để thưởng thức những vị ngon của cốm:
- Ngon miệng: chất ngọt cốm - cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
- Ngon mũi: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.
- Ngon mắt: màu xanh của cốm, màu xanh của lá sen.
- Sự trân trọng của tác giả
- Thể hiện qua lời khuyên; lời nhắn nhủ đối với mọi người: hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà cốm.
- Qua sự tôn vinh đánh giá về cốm:
- Cốm là lộc của trời.
- Cốm là sự khéo léo của con người.
- Cốm là sự có sức tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa.
→ Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mảnh đất, con người Hà Nội.
Câu 6. Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.
- Bài văn giống như một bài thơ bằng văn xuôi, bất cứ dòng nào, đoạn nào cũng đều thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam. Nhưng ta có thể lựa chọn những đoạn tập trung thể hiện một cách đặc sắc nhất.
- Đoạn mở đầu: “Cơn gió mùa hạ, lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần các hương thơm của lá, như báo trước về một thức quà thanh nhã và tinh khiết.” Bước đi của gió thật nhẹ nhàng ý vị, làn hương của gió thật thanh tao, dịu nhẹ - cơn gió mang bức thông điệp về tâm hồn.
- Đoạn nói về hồng, cốm tốt đôi: sự thưởng thức cốm mà ta đã phân tích ở trên.
- Sự tinh tế trong cách gọi về quà cốm:
- Thạch Lam gọi cốm là: thức quà, thức dâng, lộc trời.
- Thức quà (cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, cốm không phải là thức quà của người ăn vội...).
- Thức dâng (là thức dâng của những cánh đồng lúa).
- Điều đó thể hiện
- Sự phân biệt cốm với những loại quà khác.
- Thái độ trân trọng đặc biệt đối với quà cốm.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Một thứ quà của lúa non: Cốm để nắm vững được những nội dung kiến thức cần đạt.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Chọn học thuộc lòng một đoạn văn khoảng 5- 6 dòng.
- Các em có thể chọn bất cứ đoạn nào mình thích.
- Song những phần mở đầu của mỗi đoạn trong bài văn này đều là những phần rất hay giàu tính biểu cảm.
Câu 2. Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.
Sáng mát trong như sáng tháng năm
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa
(Nguyễn Đình Thi)
Sợi rơm vàng buộc gió
Lá sen gói sóng hồ
Nắng đa tình Bến Nghé
Phải lòng hương cốm thu.
(Nguyễn Vũ Tiềm)
Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm
Từ món ăn dân dã là cốm, Thạch Lam đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời. Để cảm nhận được những điều này, mời các em cùng tham khảo một số bài văn viết dưới đây: