Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nhắc lại kiến thức phần tóm tắt văn bản nghị luận

  • Mục đích
  • Yêu cầu
  • Cách tóm tắt

2. Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Câu 1: Đọc văn bản "Mấy nét về Thơ mới trong cách nhìn nhận lại hôm nay" của Huy Cận và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 123.

  • Nhận xét dự định tóm tắt
    • Những nội dung dự định tóm tắt nêu trên là đúng nhưng còn thiếu và chưa chính xác ở một số điểm sau đây:
      • Thiếu
        • Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng.
      • Chưa chính xác
        • Nội dung câu văn của dự định tóm tắt: "Cái buồn của Thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực". Không đúng với tinh thần của bản gốc: "Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị", "đâu có phải đều là ủy mị" có nghĩa là: Không phải tất cả cái buồn trong thơ mới đều là ủy mị như vậy là vẫn có cái buồn ủy mị.
        • Văn bản gốc chỉ đưa ra hai trường hợp cái buồn ủy mị (Con hổ nhớ rừng và Tràng giang) cũng không nên khái quát thành "Chứa nhiều yếu tố tích cực".

Câu 2: Đọc lại bài "Một thời đại trong thi ca" của Hoài Thanh (Ngữ văn lớp 11, tập 2) và thực hiện các yêu cầu trong SGK trang 123.

a. Chủ đề và mục đích của văn bản

  • Chủ đề: Tinh thần Thơ Mới.

  • Mục đích: Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của bản thân tác giả về phong trào thơ mới, giúp đọc giả hiểu đúng về Thơ mới.

b. Bố cục văn bản:

  • Văn bản chia thành 3 phần

    • Phần 1. "Từ đầu...nhìn vào đại thể": Nêu vấn đề đi tìm Thơ mới, những khó khăn và phương pháp thực hiện.
    • Phần 2. "Cứ đại thế...trong hồn người thanh niên": Phân tích, chứng minh nội dung, tinh thần Thơ mới.
      • Bao gồm 3 ý lớn
        • Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới và xác định cách tiếp cận đúng đắncần phải có.
        • Những biểu hiện của "cái tôi" cá nhân trong thơ Mới, "cái tôi" buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.
        • Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.
    • Phần 3. Còn lại: Các nhà Thơ mới giải quyết bi kịch của mình, tìm hy vọng vào ngày mai.

c. Tóm tắt văn bản

  • Nội dung chính của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là xác định tinh thần thơ mới. Theo Hoài Thanh, việc tìm ra tinh thần thơ mới có nhiều khó khăn, và cách nguyên tắc để minh định tinh thần của thơ cũng và thơ mới là không căn cứ vào cục bộ và cái dở, mà phải căn cứ trên đại thể và cái hay để đánh giá. Tác giả cũng chỉ ra rằng, tinh thần của thơ mới là chữ “tôi” đối lập với chữ “ta” của thơ cũ, và cũng chỉ ra thái độ của xã hội khi ý thức cá nhân mới trỗi dậy : bị rẻ rúng, bị nhìn với con mắt khó chịu, thương hại. Sau khi chỉ ra sự vận động của cái “tôi” trong thơ mới và  bi kịch của các nhà thơ mới, Hoài Thanh đã nói về cách giải quyết bi kịch thời đaị của các nhà thơ mới : họ gửi gắm, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng việt, để có thể “nảy mầm hi vọng”, để “vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận để nắm vững kiến thức của bài học hơn.

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?