Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
- Lập dàn bài
2. Hướng dẫn soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh
Cho đề văn: "Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
1.1. Hướng dẫn tìm hiểu đề
Câu 1: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
- Vấn đề cần chứng minh: Phải biết ơn những người đi trước đã mang lại thành quả cho bản thân chúng ta ngày nay có để hưởng thụ.
- Đế lập luận chứng minh cho hai đề văn trên, ta phải giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ, sau đó đưa ra các luận điểm và làm sáng tỏ bằng các dẫn chứng và lí lẽ. Cuối cùng đưa ra nhận xét, đánh giá và rút ra bài học về lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước.
Câu 2: Em hãy diễn giải xem đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây uống nước nhớ nguồn có nội dung như thế nào?
- Ngày nay, chúng ta được thừa hưởng những thành quả, những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông đã để lại. Do vậy, mọi người phải biết ơn, phải hướng về cội nguồn để thể hiện lòng kính trọng bằng những việc làm cụ thể.
Câu 3: Tìm những biểu hiện của đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn trong thực tế?
- Các lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
- Giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa nhớ tới công ơn sinh thành của nhừng người đã khuất (ông bà, cha mẹ..).
- Những ngày như: Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Thầy thuốc Việt Nam... có ý nghĩa: tưởng nhớ những ngưới đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn đôi với công lao của các thầy cô giáo, biết ơn đối với những người phụ nữ, những người thầy thuốc đã có đóng góp to lớn cho xã hội.
Câu 4: Đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uổng nước nhớ nguồn là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì thế chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó của dân tộc.
1.2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. "Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu "Uống nước nhớ nguồn".
- Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
b. Thân bài
- Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
- Uống nước: thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
- Nguồn: chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
- Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".
- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
- Những biểu hiện
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
- Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
- Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
- Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
- Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
- Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
- Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
- Những ngày:
- Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
- Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
- Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
- Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
- Phải làm gì để "nhớ nguồn".
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
- Phải sống sao cho xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Luyện tập lập luận chứng minh.
3. Hỏi đáp về bài Luyện tập lập luận chứng minh
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.