Soạn bài Làng - Kim Lân

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Truyện thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước ở nhân vật ông Hai.

1.2. Nghệ thuật

  • Tác giả sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách.
  • Xây dựng cốt truyện tâm lí (đó là chú trọng vào các tình huống bên trong nội tâm nhân vật).
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên mà sâu sắc,tinh tế.
  • Ngôn ngữ đặc sắc, sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

2. Soạn bài Làng

Câu 1: Truyện ngắn làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

  • Đó là tình huống: ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng mình đi tản cư lại nghe được tin làng Chợ Dầu đi theo giặc, làng Chợ Dầu làm việt gian, lập làng tề. Cái tin ấy ông nghe từ chính miệng những người tản cư đi qua.

Câu 2. Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tim làng mình theo giặc đến lúc kết thúc? Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

  • Khi nghe tin đột ngột làng chợ Dầu theo giặc, cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như không thở được, một lúc sau ông mới hỏi lại giọng lạc hẳn đi nhưng ông chưa tin, đến khi những người tản cư kể rành rọt quá, ông không thể không tin.
  • Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra giường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội. 
  • Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, chỉ quanh quẩn để nghe ngóng tình hình bên ngoài, có đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý mình, thoáng nghe thấy tiếng Tây, Việt gian, là ông lủi vào góc nhà im thít "Thôi! Lại chuyện ấy rồi".
  • Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng "Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù".
  • Khi đi nghe tin cái chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh "cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên". Ông mua bánh chia cho các con. Ông lại đi khắp nơi khóc về làng ông như xưa nhưng bây giờ, trong câu chuyện của ông có thêm cái tin Tây đốt làng ông, đốt cả nhà ông nữa. Đó là bằng chứng hùng hồn của tình yêu đất nước.
  • Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ.

Câu 3. Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế đối với con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy em cảm nhận được điều gì về tấm lòng ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu nàng và lòng yêu  nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

  • Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.
  • Qua lời trò chuyện củacon ta thấy: 
  • Tình yêu làng của ôngHai vô cùng sâu nặng. Ông muốn khắc ghi vào ký ức con ông rằng "Nhà ta ở làng chợ Dầu". 
  • Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mang, với Bác Hồ. Đó là tình cảm sâu nặng, bền vững, không bao giờ thay đổi "chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
  • Tình yêu làng quê, yêuđất nước đã gắn bó làm một, hòa quyện trong con người ông Hai trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng bền vững. Tình yêu ấy không chỉ riêng ở ông Hai mà nó chính là tình cảm của nhân vật Việt với làng quê, với đất nước.

Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả?

  • Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại,rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng  là giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính. Nhân vật được hồi sinh. 
  • Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. 
  • Miêu tả cụ thể gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

Để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn các em tham khảo thêm bài giảng Làng - Kim Lân.

3. Một số bài văn mẫu về bài Làng

Kim Lân là một trong số những nhà văn trưởng thành từ trước Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn của ông rất mộc mạc, chân chất và gần gũi với làng quê Việt Nam. Gắn bó với làng quê với người nông dân, từ rất lâu ông đã hiểu được người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 thể hiện được tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để nắm được nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành bài văn viết, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Làng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?