Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Đọc - hiểu văn bản
- Tiếng Việt
- Tập làm văn
2. Hướng dẫn soạn Kiểm tra tổng hợp cuối năm
2.1. Phần Văn
a. Văn bản nghị luận
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai: Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam. Mỗi người Việt Nam đều phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển tiếng nói của dân tộc.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tích giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài học về việc học tập rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh: văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
b. Văn bản truyện
- Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn: Phản ánh cuộc sống lầm than của người dân, tố cáo quan lại thối nát, vô trách nhiệm. Văn bản. Ý nghĩa văn bản: Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm sâu sắc, xót xa với tình cảm thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc: Phơi bày trò lố bịch của Va-ren trước người anh hùng đầy khí phách cao cả Phan Bội Châu. Ý nghĩa văn bản: Truyện vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không có gì có thể lung lay được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
c. Văn bản nhật dụng
- Ca Huế trên sông Hương: Nét đẹp của 1 di sản văn hóa tinh thần. Ý nghĩa văn bản: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
2.2. Phần Tiếng Việt
a. Nắm được kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
b. Cách nhận diện, biến đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động.
- Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động.
c. Đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê
d. Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
2.3. Phần Tập làm văn
a. Nắm được một số vấn đề chung của văn nghị luận: Đặc điểm, mục đích, bố cục, thao tác lập luận.
b. Cách làm bài văn nghị luận chứng minh, giải thích.
2.4. Lưu ý
- Nắm chắc (thuộc) văn bản.
- Biết tóm tắt tác phẩm.
- Nắm vững tên tác giả, nội dung và nghệ thuật chủ yếu, ý nghĩa các văn bản.
- Ôn tập toàn diện, không học lệch, học tủ.
- Biết cảm thụ những chi tiết hình ảnh đặc sắc trong các văn bản.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp.
- Trình bày sạch, rõ ràng, viết câu đúng chính tả, đủ thành phần.
- Bài tập làm văn cần đủ 3 phần...
- Cân đối thời gian.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
3. Hỏi đáp về bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.