Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn hiến mội tâm của nhân vật Thơm – một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ở với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.
- Tác giả khẳng định chính nghĩa cách mạng.
1.2. Nghệ thuật
- Thành công bới nghệ thuật xây dựng tình huống để bộ lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
2. Soạn bài Kịch Bắc Sơn
Câu 1: Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch ở hồi 4
- Đó là tình huống sảy ra trong gia đình cụ Phương.
- Một gia đình nông dân thuộc dân tộc Tày ở Bắc Sơn.
- Có con trai là Sáng rất hăng hái tham gia chiến đấu.
- Còn bà cụ Phương và Thơm là con gái thì sợ hãi lẩn chốn.
- Ngọc chồng Thơm đã theo giặc tiếp tay cho giặc Pháp chiếm Vũ Lăng và đàn áp quần chúng cách mạng.
- Diễn biến của kịch tập trung vào gia đình cụ Phương.
- Các lớp kịch xoay quanh hai nhân vật Ngọc và Thơm.
- Thơm nghi chồng đi theo địch nên có nhiều tiền.
- Còn Ngọc thì che giấu với Thơm nhưng ngày đêm vẫn tiếp tay cho giặc.
Câu 2: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng một tình hướng bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc xung đột và phát triển hành động kịch?
- Lớp kịch được phát triển đến đỉnh điểm là hai người:
- Cửu và Thái chạy vào nhà Thơm khi bị địch lùng sục.
- Thơm đã cứu hai người thoát khỏi tay quân địch.
- Tính cách của Thơm đã phát triển từ chỗ nghe chồng, sợ địch. Nhưng sau đó theo cách mạng. Đố là tình huống vất ngờ của lớp kịch và yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch.
Câu 3: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? ý nghĩa của sự chuyển biến ấy?
- Đến lớp kịch thứ III thì bộ mặt Ngọc dần dần được lộ rõ là tên phản động. Thơm thường tìm cách ngăn cản chồng đi vào con đường lầm lạc nhưng Ngọc như con thiêu thân lao vào đống lửa.
- Chính lúc Thơm và Ngọc tranh luận với nhau thì Thái và Cửu đang trốn ở trong buồng. Thơm là con nguời hiền lành, nhân hậu nhưng không theo con đường của chồng. Ở lớp kịch này đồng tiền lộ rõ mặt trái của nói: đẩy con người tham tiền phản bội lại làng xóm.
Câu 4: Phân tích nhân vật Ngọc, Thái, Cửu
- Hành động rõ trong tính cách nhân vật Ngọc, Thái, Cửu tập trung thể hiện ở lớp II
- Ngọc là con người tham tiền, can tâm làm tay sai cho giặc Pháp.
- Thái có lúc nhiệt huyết, dũng cảm và trung thành. Nhưng đáng ra nhân vật này phải hành động nhiều thì ở đây Thái lại nói, cười nhiều, vai trò trở nên mờ nhạt.
- Cửu có lúc tỏ ra hoài nghi thơm và lo rằng mình đã làm hại Thái. Đây là con người trung hậu nhưng có vẻ nóng nảy.
Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật vở kịch
- Nguyễn Huy Tưởng đã có thành công rực rỡ khi viết về con người mới và cuộc sống mới. Ông đã có kinh nghiệm và vốn tích lũy cho mình.
- Bắc Sơn là kết tinh của vốn sống, của tư tưởng yêu nước tiên tiến.
- Bắc Sơn là sản phảm thành công trong việc đem văn nghệ đến với quần chúng. nó chứng minh rằng phương châm địa chúng hóa là đúng là một nền tảng văn nghệ muốn có tương lai phải đi từ quần chúng. Nghệ sĩ và quần chúng phải là một.
- Để hiểu rõ hơn về nhân vật trong vở kịch Bắc Sơn các em tham khảo thêm bài giảng Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng.
3. Một số bài văn mẫu về bài Kịch Bắc Sơn
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về bài Kịch Bắc Sơn trong thời gian sớm nhất!
4. Hỏi đáp về bài Kịch Bắc Sơn
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Hướng dẫn soạn bài " Bắc Sơn" - Nguyễn Huy Tưởng - Văn lớp 9