Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Cảm nhận được tình cảm xót thương một cách nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng.
- Sự trân trọng của tác giả đối với những mong ước còn mơ hồ
- Chú ý: Cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn, diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên và cảnh hai chị em chờ chuyến tàu cuối cùng của ngàyNghệ thuật
- Đặc trưng thể loại truyện ngắn và những gì đặc biệt
2.2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.
- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.
- Miêu tả tâm lí đặc sắc
3. Soạn bài Hai đứa trẻ chương trình chuẩn
Câu 1: Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?
- Thời gian: Chiều tàn
- Tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng
- Ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bánà Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ "một đêm tối tịch mịch".
- Không gian: Phố huyện với không khí tĩnh lặng của một buổi chiều êm ả, man mác
- Phiên chợ đã vãn từ lâu: trên đất chỉ còn những thức rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn…
- Mùi: âm ẩm bốc lên, hơi nõng ban ngày hòa lẫn với cát bụi quen thuộc
- Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng cầm canh, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, tiếng cót két của chỗng tre, tiếng cười khanh khách của bà Thi điên và tiếng đàn bầu trong im lặng…
- Tương quan giữa bóng tối và ánh sáng: Những hột sáng, vệt sáng, khe sáng, quầng sáng, chấm lửa làm tô đậm nên bóng tối dày đặc, bô bọc hết tất cả.
⇒ Cảnh vật phố huyện được tái diễn trong một khung cảnh được cảm nhận ở cả hai chiều: không gian và thời gian. Đó là khoảng thời gian rất ngắn của ngày tàn, không gian có sự vận động từ chiều tàn cho đến khi màn đêm buôn xuống và đất trời về khuya, và khung cảnh ấy ngập chìm trong bóng tối mênh mông.
Câu 2: Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?
- Cuộc sống phố huyện: nghèo nàn và tẻ nhạt và được diễn tả theo sự thu hẹp dần của không gian
- Quang cảnh: từ môt phố huyệnà phiên chợ tànà một góc chợ đơn sơ, một gian hàng lụp xụp
- Cuộc sống ở phố huyện thật buồn tẻ với không gian yên tĩnh trầm lặng à đưa con người tới một cảm giác cô đơn và tuyệt vọng. Thế nhưng, mọi người vẫn mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.
- Những người dân phố huyện: xuất hiện tô điểm cho cuộc sống, những người còn lại lúc này là những người vất vả, lầm lũi trong bóng tối kiếm từng đồng để có tiền trang trải cho cuộc sống của mình.
- Mẹ con chị Tí: ngày mò cua, bắt tép, tối dọn hàng nước nhưng chả kiếm được bao nhiêu.
- Bác Siêu với gánh phở như một món quà xa xỉ đối với người dân phố huyện.
- Bà cụ Thi điên say lảo đảo trong đêm tối với tiếng cười khanh khách
- Những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những gì còn xót lại trên mặt đất
- Gia đình bác Xẩm với tiếng đàn bầu làm tăng thêm sự vắng lặng, yên tịch
- Chị em Liên đang trông của hàng và ngóng chờ chuyến tàu cuối của ngày.
⇒ Tác giả đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và hình ảnh con người hiện lên thật buồn tẻ với những nhịp sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu. Những con người có chung cuộc sống tăm tối, nghèo đói, chung sự tẻ nhạt và buồn chán. Tuy vậy trong tâm hồn những con người ấy vẫn ánh lên tình người, tình quê hương và niềm hi vọng vào ngày mai.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện?
- Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa thân thuộc, gần gũi, gắn bó. Liên cảm nhận rõ từng dư vị của phố Huyện "mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc "là" cái mùi riêng của đất, của quê hương này".
- An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Khi màng đêm buông xuống, hai chị em ngước nhìn các vì sao, nhưng chỉ một lát lại chúi nhìn về mặt đất. Có lẽ, khi quan sát những gì đang diễn ra nơi phố Huyện, trong lòng Liên và An cũng tràn ngập những cảm xúc thương cảm xót xa với những kiếp người cơ cực, nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối.
Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
- Hình ảnh đoàn tàu được miêu tả:
- Đến trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải của Liên và An: dù đã buồn ngủ ríu cả mắt, tuy vậy hai chị em vẫn gượng để thức khuya chút nữa vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu.
- Dấu hiệu cho sự xuất hiện của đoàn tàu: “đèn ghi xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa”, làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khạc ồn ào khe khẽ.
- Đoàn tàu xuất hiện với những toa đèn sáng trưng, những toa hạng sang
- Đoàn tàu xa dần và mất hút trong đêm tối mênh mông
- An và Liên cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm vì
- Đoàn tàu đến từ Hà Nội, nơi An và Liên từng có một khoảng thời gian tuổi thơ đẹp đẽ à khơi lại trong An và Liên kí ức
- Đoàn tàu mang đến một thế giới khác, khác hoàn toàn toàn với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm, quẩn quanh nơi phố huyện.
⇒ Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện một chút niềm tin, hy vọng tươi sáng cho cuộc sống của người dân nơi phố chợ. Để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị, và rồi họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.
Câu 5: Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
- Nghệ thuật miêu tả: tinh tế trong sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.
- Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm. Giọng văn góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
Câu 6: Qua truyện ngắn hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?
Qua truyện ngắn tác giả đã để lại niềm cảm thương sâu sắc đối với cuộc sống tăm tối, nghèo khổ, nhọc nhằn của người dân phố huyện đồng thời thể hiện sự xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quẩn quanh, buồn tẻ và vô nghĩa. Và tác giả cũng thể hiện niềm ao ước về một cuộc sống sẽ thay đổi, niềm tin vào tương lại và sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Hai đứa trẻ tốt hơn. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hai đứa trẻ.
4. Soạn bài Hai đứa trẻ chương trình Nâng cao
Câu 1: Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn được nhà văn miêu tả theo trình tự nào? Hãy nêu nội dung bao quát của từng đoạn đã đánh số. Bức tranh ấy được nhìn qua con mắt của ai? Điều này có ý nghĩa gì?
- Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian từ lúc tiếng trống thu không báo hiệu đã chiều, đến lúc đêm khuya khi đoàn tàu đi khuất và phố huyện chìm hẳn vào sự tịch mịch, yên tĩnh.
- Nội dung bao quát của từng đoạn đánh số:
- Đoạn 1: Cảnh phố huyện lúc chiều xuống
- Đoạn 2: Cảnh phố huyện về đêm
- Đoạn 3: Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
- Bức tranh về cảnh phố huyện được nhìn qua con mắt của Liên. Điều này làm cho hiện thực được nhắc đến trong truyện được được chân thực, tự nhiên và sinh động hơn.
Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam trong truyện ngắn này. (Chú ý mối quan hệ giữa ngoại cảnh - phố huyện lúc chiều tối- và nhận tâm nhân vật cảm xúc, tâm trạng của chị em Liên).
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam trong truyện ngắn: Khi chiều vừa buông thì người man mác buồn; lúc đêm phủ xuống thì nhân vật trở nên khắc khoải: đến cảnh khuya về với chuyến tàu vụt đi qua thì người tiếc nuối, mơ tưởng, khát khao. Có một điều cần hết sức lưu ý về dụng ý nghệ thuật miêu tả của nhà văn Thạch Lam có vẻ “không nhất quán” về lô-gích nhưng thật ra, ông rất tài tình trong việc thấu đạt tâm lí con người trước những biến động của ngoại cảnh (Người huồn cành có vui đâu bao giờ... là thủ pháp của văn chương trung đại, có vẻ không còn đúng nữa với văn học hiện đại?). Ông pha trộn buồn vui, tả cái rất khó tả về nhiều sắc thái tương phản từ ngoại cảnh đến nội tâm. Ánh sáng hoà nhập khó phân biệt với bóng tối; sự huyên náo, ồn ào phút chốc bỗng dưng im lặng mênh mang; đang buồn nao nao chợt len lỏi một chút vui cuộc sống; đang kể chuyện trước mắt thì xa xôi hồi nhớ chen ngang; những nghèo nàn lầm lụi bỗng dưng thấy êm đềm thi vị. Điều ấy chứng tỏ sự trải nghiệm, điệu tâm hồn và tài năng miêu tả bậc thầy của nhà văn. Người đọc tưởng như tác giả hoá thân vào tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật, truyện mà cứ như là “nhật kí” của chị em Liên.
Câu 3: Các chi tiết miêu tả ánh sáng, nhất là chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước chị Tí, có ý nghĩa gì?
- Ánh sáng lẫn vào bóng tối và ngược lại. Không gian phố huyện có nhiều quầng sáng nhưng cũng nhiều khoảng tối, đến những hòn đá trên đường vào làng cũng mấp mô thêm bởi “một bên sáng, một bên tối”... Nhưng ánh sáng thì le lói với những “khe sáng”, “chấm sáng”, “hột sáng”, “vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy”,... còn bóng đêm thì đặc “tối hết cả, con đường ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”, tôi đến mức tiếng trông cầm canh “không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”.
- Bóng tối như một biểu tượng gợi một nỗi cảm thương những phận đời chìm khuất, bé nhỏ, le lói, bị bỏ quên nơi ga xép buồn thiu.
Câu 4: Việc hai chị em Liên đêm đêm háo hức chờ đón đoàn tàu giúp ta hiểu thêm gì về tâm trạng và cảnh ngộ của họ?
- Bức tranh phố huyện khi chuyến tàu qua có một sự tương phản nổi bật giữa hình ảnh đoàn tàu và hình ảnh của sự trở lại trạng thái lặng lẽ, tối tăm, không thay đổi. Đoàn tàu như “một chút thế giới khác đi qua” trong chốc lát rồi lại mang đi tất cả những gì nó chưa kịp đem đến trong chốc lát. Chuyến tàu đi qua mang chút “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” rồi “mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa”, trả phố huyện về với “tịch mịch và đầy bóng tối”. Ánh sáng đoàn tàu hoá ra làm cho nỗi buồn càng thấm thía hơn.
Câu 5: Lời văn Thạch Lam trong truyện ngắn có đặc điểm gì nổi bật? Hãy chọn và phân tích một số trường hợp tiêu biểu trong cách dùng từ, đặt câu, cách tạo âm điệu của tác giả để làm rõ các đặc điểm đó.
- Câu văn dưới ngòi bút của Thạch Lam thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm. Ví dụ, cảnh phố huyện lúc chiều tàn: "Phía tây, đỏ rực như lửa cháy (...). Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran nơi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào... Đây là cảnh đầu đêm nơi phố huyện: “Trời đã bắt đầu đêm một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát . Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối...". Nói về câu văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhận xét: "Bằng sáng tác văn học. Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn khẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra, và tươi đậm hơn".
Câu 6: Theo anh (chị), viết truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn bày tỏ những tình cảm gì đối với cuộc sống, con người nơi phố huyện?
Thông qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn bày tỏ sự thương cảm sâu xa đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi và thái độ nâng niu, trân trọng của ông đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện.
5. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện Hai đứa trẻ? Vì sao?
Câu 2: Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ?
Gợi ý làm bài
Câu 1: Học sinh tự chọn nhân vật mà mình ấn tượng và lí giải điều đó. Dưới đây là gợi ý về nhân vật Liên và chi tiết nghệ thuật ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí.
- Nhân vật Liên
- Hoàn cảnh gia đình: Bố mất việc, gia đình phải chuyển từ Hà Nội về phố huyện sinh sống, mẹ làm hàng xáo, hai chị em buôn bán tạp hóa nhỏ trong gia hàng thuê của người khác.
- Tính cách: đảm đang, giúp mẹ trông coi lại cửa hàng cẩn thận; giàu tình cảm, thương em và biết quan tâm lo lắng cho em; nhân hậu quan tâm lo lắng cho những người xung quanh; nhạy cảm, thế giới nội tâm phong phú, có chiều sâu
- Ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí: được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm
- Chị em Liên cúi nhìn về phía mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng của chị Tí
- “giờ chỉ còn ngọn đèn của chị Tí….”
- Liên thấy mình như sống giữa bao sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí
- Ý nghĩa chi tiết:
- Tô đậm sự tối tăm, nghèo khó của phố huyện khi chiều buông xuống
- Như một biểu tượng cho một kiếp người nhỏ bé, sống leo lét và quẩn quanh
Câu 2: những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ
- Vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn. chất thơ
- Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc
6. Một số bài văn mẫu về văn bản Hai đứa trẻ
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về văn bản này trong thời gian sớm nhất!
7. Hỏi đáp về văn bản Hai đứa trẻ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Tóm tắt văn bản Hai Đứa Trẻ theo diễn biến tâm trạng của Liên
m.n ơi giúp mjk vs mjk cần gấp ạk
Đề bài: tóm tắt văn bản Hai Đứa Trẻ -Thạch Lam theo diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên
-
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn 2 đứa trẻ của Thạch Lam
-
Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam