Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bài thơ mượn đề tài lịch sử để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai.
- Nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, bày tỏ khát vọng độc lập tự do của nhà thơ.
1.2. Nghệ thuật
- Chọn thể loại thơ phù hợp để bày tỏ tâm sự của mình.
- Dùng từ ngữ ước lệ để diễn tả được tâm trạng đau đớn uất hận.
2. Soạn bài Hai chữ nước nhà
Câu 1: Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này. Thể thơ song thất lục bát (mà em đã quen qua các đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?
- Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Giọng thơ thống thiết, lâm li rất phù hợp với nội dung đoạn trích.
- Cách ngắt nhịp, những thanh trắc nằm giữa hai câu 7, âm điệu của thể thơ song thất lục bát đã làm phong phú hơn chất nhạc của từng khổ thơ và rất thích hợp khi diễn tả tiếng lòng sầu thảm, nỗi căm hờn của nhân vật người cha.
Câu 2. Đoạn thơ có thể chia làm ba phần : 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần. Gợi ý Đoạn trích thơ có thể chia làm ba phần:
- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le.
- Phần 2 (20 câu tiếp): Đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc.
- Phần 3 (8 câu còn lại): Sự bất lực của người cha và lời trao gửi, dặn dò con.
Câu 3. Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
- Bối cảnh không gian.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con.
- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
- Bối cảnh không gian.
- Cuộc chia li diễn ra ở nơi biên ải xa xôi, ảm đạm heo hút: "ải Bắc, mây sầu, gió thảm".
- Đây cũng là nơi tận cùng của đất nước để rồi người cha chia biệt vĩnh viễn với quê hương, với Tổ quốc mến yêu.
- Tâm trạng ấy mang nặng màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người.
- Sức gợi cảm là ở đó, cho nên dù từ ngữ có cũ mòn, ước lệ, nó vẫn tạo được không khí chung cho toàn bài.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con:
- Hoàn cảnh thật éo le
- Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại.
- Con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu.
- Nhưng cha dặn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước.
- Cả hai cha con đều đau đớn đến tột cùng vì nước mất nhà tan, cha con li biệt… Bởi vậy máu và lệ hòa quyện là sự chân thực, sâu thẳm tận đáy lòng, không còn sự sáo mòn nào cả.
- Hoàn cảnh thật éo le
- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?
- Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối.
- Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết.
Câu 4. Phân tích đoạn thơ thứ hai.
- Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
- Ở năm 20 đầu thế kỉ XX, hiện tình đất nước đang diễn ra rất đen tối. Một lũ "khác giống" tàn bạo đang gây nên biết bao "thảm họa" xương rừng máu rộng" và cảnh "xiêu tán hao mòn". Sức gợi cảm của bài thơ là ở những hình ảnh làm đau nhói, xé buốt con tim.
- Tác giả đã nhập vai người trong cuộc: Đó là một nạn nhân đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên kể tội ác quân xâm lược.
- Tác giả nhập cuộc nên thể hiện cảm xúc chân thành với nỗi đau da diết làm xúc động tận đáy lòng người đọc.
Câu 5. Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông là để nhằm mục đích gì?
- Trong phần cuối đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình:
- Tuổi già sức yếu.
- Lỡ bước sa cơ.
- Đành chịu bó tay. Nhằm mục đích kích thích, hun đúc các ý chí thay cha gánh vác việc non sông, đất nước. Lời của người cha như tiếng kêu cứu, người con không thể thờ ơ vì sức nặng tình cảm cha con.
Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Hai chữ nước nhà.
3. Một số bài văn mẫu về bài Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước, qua đó mà thức tỉnh tinh thần của đồng bào. Ở những năm đầu thế kỉ XX, ông là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu với giọng điệu bi tráng, thống thiết. Hai chữ nước nhà là tác phẩm tiêu biểu của ông. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về bài Hai chữ nước nhà
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.