Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Đặc điểm của danh từ
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
- Danh từ có thế kết hợp với từ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
1.2. Bảng phân loại danh từ
2. Soạn bài Danh từ
2.1. Đặc điểm của danh từ
Câu 1.
a) Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ...
(Em bé thông minh)
- Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
Câu 2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
- Trong cụm danh từ đã nêu
- Đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba" (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng).
- Đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy" (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
Câu 3. Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
- Các danh từ khác trong câu đã dẫn:
- Danh từ chỉ người như: vua.
- Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.
Câu 4. Từ những ví dụ trên, có thể rút ra kết luận
- Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,…
- Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó.
Câu 5. Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
- Làng em có mái đình cổ kính.
- Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.
- Con cóc là cậu ông trời.
- Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.
- Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.
2.2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1. Xem xét ví dụ sau để nắm được đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
(1) ba con trâu
(2) một viên quan
(3) ba thúng gạo
(4) sáu tạ thóc
- Đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trên các ví dụ trên:
- Nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị
- Nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.
Câu 2. Hãy thay các từ "con", "viên", "thúng", "tạ" trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?
- Thay thế từ tương tự
- (1) Thay "con" bằng "chú"
- (2) Thay "viên" bằng "ông"
- (3) Thay "thúng" bằng "bơ"
- (4) Thay "tạ" bằng yến.
- Nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường
- Thay "ba con trâu" bằng "ba chú trâu", "một viên quan" bằng "một ông quan" thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
- Thay "ba thúng gạo" bằng "ba bơ gạo", "sáu tạ thóc" bằng "sáu yến thóc" thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
- Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?
- Các danh từ kiểu "con", "viên", "chú", "ông" - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
- Các danh từ kiểu "thúng", "bơ", "tạ", "yến" - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3. Hai câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
(1) Nhà có ba thúng gạo rất đầy.
(2) Nhà có sáu tạ thóc rất nặng.
- Câu (1) đúng, câu (2) sai.
- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
Câu 4. Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị cần lưu ý điều gì?
- Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm: danh chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
- Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị quy ước cần chú ý phân biệt danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường chính xác thì không dùng với ý nghĩa đánh giá.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Danh từ để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Ví dụ: xe máy, sách, bút, bàn, bảng,...
(Quyển sách này rất hay.)
- Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...
- Đặt câu:
- Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam
- Sách là người bạn của con người.
- Mẹ mua cho em một cây bút mới.
- Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.
Câu 2. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô, ...
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm, ...
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người
- Ví dụ: viên, ngài, cu, bé,...
- Đặt câu:
- Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.
- Năm nay bé An nhà tôi lên ba tuổi.
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật
- Ví dụ: chiếc, quyển, quả,...
- Đặt câu
- Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.
- Chiếc bút máy của em viết rất tốt.
Câu 3. Liệt kê các danh từ theo yêu cầu sau và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: Mét, lít, ki-lô-gam, ...
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ: Nắm, mớ, đàn, ...
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác
- Ví dụ: Ki-lô-mét, yến, lạng,...
- Đặt câu
-
Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.
-
Nhà tôi cách trường hai ki-lô-mét.
-
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng
- Ví dụ: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...
- Đặt câu
- Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.
- Bà tôi trồng rau cải ở khoảnh vườn sau nhà.
Câu 4. Tìm các danh từ và phân loại thành nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau:
"Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. [...] Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ."
(Cây bút thần)
- Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...
- Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...
4. Hỏi đáp về bài Danh từ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.