Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Mục đích, yêu cầu của tiết học

1.2. Mở rộng kiến thức về văn hóa, văn học dân gia địa phương

1.3. Giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình

2. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Câu 1: Em đã học được những bài văn nào giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề về bảo vệ môi trường trong SGK Ngữ văn lớp 6?

Di tích lịch sử  Danh lam thắng cảnh
Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử (Theo Thúy Lan, Báo người Hà Nội) Cô Tô (Nguyễn Tuân kí, NXB Văn học Hà Nội năm 1967)
Sự tích hồ Gươm (Nguyễn Đổng Chi) Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi, "Đất rừng phương Nam)

Câu 2: Hãy tìm hiểu xem quê hương em có những danh lam thắng cảnh hay những di tích lịch sử nào? Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của những danh lam thắng cảnh hay những di tích lịch sử này.

Bài mẫu: 

QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 

a. Vị trí địa lý

  • Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. 

b. Lịch sử

  • Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
  • Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén. 

c. Giá trị văn hóa

  • Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... 
  • Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

Câu 3: Tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc bảo vệ, gìn giữ môi trường ở địa phương em.

Bài mẫu: 

Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG CÁI (NHA TRANG)

a. Thực trạng

  • Ngày nay,do quá trình đô thi hóa đang diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch đang tăng lên nhanh chóng. Sự gia tăng này kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt ở đây là ô nhiễm nguồn nước sông Cái.
  • Sông Cái là nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân thành phố Nha Trang, của toàn tỉnh Khánh Hòa cũng như dân cư các tỉnh lân cận. Nhưng mấy năm gần đây do hoạt động của người dân vứt rác thải xuống sông làm chất lượng nguồn nước sông ngày càng ô nhiễm nặng.

b. Biện pháp

  • Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
  • Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
  • Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường
  • Cụ thể: 
    • Tham gia chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Cái theo chiến lược bảo vệ môi trường đối với con sông Cái này từ nay đến năm 2020.
    • Nên xấy dựng hệ thống kê dọc sông Cái và quy hoạch khu dân cư nhằm bảo vệ nguồn nước biển và con sông không xảy ra do con người tác động

Ngoài ra, để củng cố vững kiến thức của bài học hơn, các em có thể tham khảo

bài giảng Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn).

3. Hỏi đáp về bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?