Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm được rút ra từ tập truyện "Vang bóng một thời”. Nhân vật chính trong tác phẩm - Huấn Cao là con người tài hoa bất đắc chí đã được tác giả khắc họa với những phẩm chất và khí phách đáng quý thong qua tình huống truyện và những chi tiết, hành động.
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao:
- Nghệ sĩ: tài hoa
- Anh hùng: khí phách hiên ngang
- Con người có thiên lương trong sáng
- Vẻ đẹp nhân vật: viên quản ngục
- Say mê cái đẹp, quý trọng cái tài
- Có bản chất lương thiện
2.2. Nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo
- Bút pháp lãng mạn
- Thủ pháp đối lập: (cái đẹp >< sự nhơ bẩn; ánh sáng >< bóng tối; thiên lương >< cái ác...)
- Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
3. Soạn bài Chữ người chữ tù chương trình chuẩn
Câu 1: Tình huống truyện trong tác phẩm ”Chữ người tử tù” là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
Tình huống truyện: độc đáo (hợp lí, éo le, kịch tính)
- Xét về mặt bình diện xã hội: hoàn toàn đối lập nhau (tử tù và quản ngục)
- Trên bình diện nghệ thuật: tri âm, tri kỉ (say mê cái đẹp tao nhã và đều có tâm hồn thanh khiết, lương thiện, biết đãi ngộ nhân tài)
- Cuộc gặp gỡ trong chốn ngục tù: tối tăm, dơ bẩn à éo le, trớ trêuè đầy kịch tính.
- Tác dụng của tình huống: giúp các nhân vật bộc lộ tính cách và nhân phẩm, tạo kịch tính và tăng sức hấp dẫn của câu chuyện, thể hiện tư tưởng tác phẩm.
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
- Những vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao:
- Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa:. có tài viết chữ rất đẹp:“chữ đẹp và vuông lắm”, khiến nhiều người mơ ước có được chữ viết của ông treo trong nhà của mình
- Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang, là một anh hùng: Một tử tù đợi ngày ra pháp trường vẫn giữ trạng thái ung dung, tự tại và không nề nao núng; không sợ cường quyền; hiên ngang; bất khuất; coi khinh tiền bạc ⇒ không sợ hãi trước cái chết, giữ vững được những phẩm chất đáng quý của một anh hùng, của một người quân tử.
- Một người có thiên lương trong sáng và cao đẹp: ông cũng biết quý trọng người ngay, người tri kỉ. Khi hiểu được tấm chân tình đáng quý của viên quản ngục, Huấn Cao đã chuyển thái độ từ chỗ khinh miệt, coi thường, dè chừng sang thái độ tôn trọng. Huấn Cao cho chữ vì “cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài”; khuyên viên quản ngục nên thay đổi chỗ ở để giữ “thiên lương cho lành vững”
⇒ Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Nguyễn Tuân cho rằng: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.
Câu 3: Nhân vật quản ngục có những phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ"?
- Làm nghề coi ngục, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ: là người biết trân trọng và yêu mến cái đẹp
- Trân trọng giá trị con người, biết quý trọng nhân tài (hành động đối với Huấn Cao)
- Là một cai ngục có trách nhiệm, nhưng vẫn giữ được nhân cách sống cao quý; sống ở nơi tối tăm nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp
⇒ Say mê cái tài, quý trọng cái đẹp; có bản chất lương thiện dũng cảm hướng thiện, sống theo lẽ phải
Câu 4: Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả coi đây là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?
- Thời gian: đêm khuya vắng vẻ, trước khi Huấn Cao bị hành quyết.
- Không gian: nhà giam "buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đấ bừa bãi phân chuột, phân gián” ⇒ cái đẹp được sáng tạo giữa chốn dơ bẩn, cái thanh cao được bộc lộ giữa sự trần tục, thiên lương được tỏa sáng nơi bóng tối và cái ác ngự trị.
- Tư thế và tâm thế của Huấn Cao và người xin chữ:
- Huấn Cao (người cho chữ): kẻ tử tù đang trong cảnh đeo gông, chân vướng xiếng, sắp chịu án tử hình nhưng lại hiện lên rất uy nghi, tự tại.
- Thầy thơ lại "run run bưng chậu nước”, viên quản ngục "khúm núm” và vái lạy tù nhân.
- Trật tự kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy cai ngục, cai ngục khúm núm, vái lạy tù nhân xin chữ, đón nhận và cất giữ cái đẹp, điều quý giá mà cả đời mong ước, tâm huyết.
⇒ Nguyễn Tuân gọi đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi không gian, thời gian, tâm thế để sáng tạo cái đẹp trong tác phẩm hết sức đặc biệt. Giữa chốn ngục tù bạo tàn, những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị không làm chủ mà người tử tù là chủ. Đó chính là sự chiến thắng của ánh sáng, của cái đẹp, cái thiện trước bóng tối, cái xấu, cái ác.
Câu 5: Anh (chị) có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù?
- Bút pháp xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, tác giả lí tưởng hóa và đặc nhân vật vào tính huống truyện độc đáo để khắc hạo hình tượng, tính cách, nhân phẩm thanh cao của các nhân vật.
- Bút pháp miêu tả cảnh vật: Nghệ thuật tương phản , đối lập: ánh sáng>< bóng tối; hoàn cảnh >< tính cách, cái đẹp >< cái xấu; cái thiện >< cái ác
- Ngôn ngữ: giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt ⇒ tạo không khí cổ kính, trang trọng
Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Chữ người tử tù tốt hơn. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữ người tử tù.
4. Soạn bài Chữ người tử tù chương trình Nâng cao
Câu 1: Căn cứ vào diễn biến cốt truyện, có thể chia tác phẩm ra làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Gồm ba phần:
-
Phần 1 (Từ đầu…. “Xem sao rồi sẽ liệu”): Khắc họa tâm trạng của viên quản ngục khi nhận được lệnh nhận sáu tên tử tù án chém.
-
Phần 2 (Tiếp theo…”Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng tốt ở trong thiên hạ”: Diễn tả thái độ và tâm trạng của Huấn Cao đối với viên quản ngục; miêu tả cảnh viên quan ngục và thầy thơ lại đi xin chữ Huấn Cao.
-
Phần 3 (Đoạn còn lại): Cảnh Huấn Cao cho quản ngục chữ và những lời khuyên bảo viên quản ngục.
-
Câu 2: Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tính chất éo le của tình huống truyện thể hiện ở đâu? Tình huống naỳ có tác dụng gì đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
- Tính cách nhân vật Huấn Cao truyện?
- Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Nói là cuộc gặp gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
- Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng giam ẩm thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.
Câu 3: Hãy phân tích tính cách nhân vật Huấn Cao và nhân vật quản ngục?
-
- Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ.
- Huấn Cao còn là con người có thiên lương trong sáng, cao đẹp, rất giàu chữ tâm.
- Huấn Cao còn đẹp hơn nữa ở phẩm chất bất khuất, hiên ngang
⇒ Tính cách của nhân vật Huấn Cao có phần một chiều, bất biến và đơn giản, ít những bất ngờ.
- Tính cách nhân vật quản ngục
- Hiện ra với một vẻ đẹp hướng thiện
- Trước khi là quản ngục, ông ta cũng là người đèn sách, “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”.
- Là người lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi đắp cho “thiên lương” nảy nở tốt đẹp, ông ta yêu đến say mê cái đẹp, “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.
⇒ Nhân vật viên quản ngục có sự vận động về tính cách.
Câu 4: Vì sao đoạn tả Huấn Cao cho chữ viên quản ngục được tác giả gọi là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"? Hãy phân tích ý nghĩa và vẻ đẹp của hình tượng này?
- Nguyễn Tuân dụng công miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao
- Việc cho chữ- hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám
- Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù
- Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >< quản ngục, thơ lại là kẻ tự doTrật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục
⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao
Câu 5: Hãy phân tích những nét đặc sắc của thủ pháp nghệ thuật đối lập được Nguyễn Tuân sử dụng trong truyện Chữ người tử tù.
- Sự tương phản được tô đậm ở ấn tượng đối sánh giữa cái “tối, chật hẹp, ẩm ướt” với những “mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” của căn buồng giam và “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu” cùng hình ảnh “một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Đây là sự tương phản giàu tính hội họa. Chỉ bằng mấy nét phác họa, tác giả đã cho chúng ta một bức tranh với đủ đường nét, màu sắc, sáng – tối, điểm nhấn,… Cũng có thể xem đó là một khuôn hình được bố cục, phối cảnh và sử dụng hiệu quả tương phản sáng – tối hết sức độc đáo.
- Sự tương phản thiên về hình ảnh bên ngoài trên đây có tác dụng tương hỗ đặc biệt cho sự tương phản ở chiều sâu ý nghĩa, được thể hiện qua liên hệ đối sánh về thân phận, nhân cách ở từng nhân vật và giữa các nhân vật. Một kẻ tử tù đang là một nghệ sĩ, hiện thân cho thiện lương, cho cái đẹp ở ngay giữa chốn ngục tù tăm tôi, bẩn thỉu. Thân phận tù nhân của Huấn Cao đối lập với nhân cách Huấn Cao. Viên quản ngục cùng thầy thơ lại vốn đại diện cho quyền lực, nanh ác, thủ đoạn,… lại đang hiên diện là những con người đam mê, biết quý trọng cái đẹp thanh tao. Kẻ tử tù lại ở vị trí trung tâm, đầy uy lực còn bậc quyền uy lại đang khúm núm, vái lạy.
- Thủ pháp tương phản đã được sử dụng một cách triệt để, thể hiện ở cả những biểu hiện bên ngoài lẫn bên trong, cả ở bối cảnh và nhân vật, ở cả tình huống đầy nghịch lí,.. Chủ đề về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái xấu, cái ác; ánh sáng với bóng tối,… của tác phẩm Chữ người tử tủ đã được thể hiện một cách sâu sắc, đầy ấn tượng. Có được điều đó, phần lớn cũng là nhờ vào hiệu quả của thủ pháp tương phản.
Câu 6: Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân đối với cái đẹp?
- Nhân vật Huấn Cao bộc lộ lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng. Qua nhân vật này, Nguyễn Tuân muốn biểu lộ niềm tin bất diệt vào những giá trị cao quý của con người và sức mạnh kỳ diệu của cái đẹp, đồng thời cũng bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của mình. Vì thế, Huấn Cao đã trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách hiên ngang đối với thói quen cam chịu nô lệ.
- Khắc hoạ hình tượng Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách hiên ngang, Nguyễn Tuân sử dụng triệt để sức mạnh của "Nguyên tắc tương phản đối lập của bút pháp lãng mạn". Ở truyện ngắn này, nhà văn cũng đã thể hiện cái tài dựng cảnh, dựng người với ngôn ngữ cổ kính, trang trọng, tinh tế.
5. Hướng dẫn luyện tập
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Gợi ý trả lời
- Giới thiệu nhân vật Huấn Cao và tác phẩm Chữ người tử tù (1⇒ 2 câu: những nét khái quát)
- Những vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:
- Người nghệ sĩ tài hoa (dẫn chứng: tài viết chữ, giá trị nét chữ của Huấn Cao: có được chữ của Huấn Cao mà treo là có được vật báu trên đời)
- Anh hùng đầy khí phách: (giữ vũng được nhân cách thanh cao trong cảnh nhơ nhớp của tù đày, coi khinh đồng tiền dơ bẩn, kiên cường bất khuất trước mọi hoàn cảnh, không cuối đầu trước cường quyền. Tự tại và bình thản không sợ hãi trước cái chết….)
- Người có thiên lương trong sáng và cao đẹp: (biết quý trọng người tài, người có tấm lòng son sắt với nghệ thuật và cái đẹp. Hơn thế bằng cái tâm Huấn Cao đã thấu hiểu được tấm chân tình của viên quản ngục và đưa ra lời khuyên chân thành, sâu sắc để con người có bản tính tốt đẹp sẽ giữa được “thiên lương” lành vững. (dẫn chứng cụ thể, lời nói chi tiết trong SGK))
- Thông qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã gửi gắm quan niệm của mình về cái đẹp và những giá trị vĩnh hằng của đời sống: cái thiện, cái tâm và cái tài không thể tách rời nhau. Huấn Cao chính là nhân vật hội tụ cả ba giá trị ấy.
- Có những giá trị sẽ mãi tồn tại cùng năm tháng, có những con người sẽ sống mãi cùng thời gian. Huấn Cao đi vào lòng người bằng sự quý trọng và nể phục và cũng sẽ mãi.
6. Một số bài văn mẫu về văn bản Chữ người tử tù
Trích từ tập Vang bóng một thời (1940). Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Để nắm được cách lập dàn bài và viết một bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
7. Hỏi đáp về văn bản Chữ người tử tù
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.