Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Một bài văn nghị luận chứng minh cần có ba phần:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh.
2. Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh
Câu 1. Các đề văn sau đây có gì giống và khác nhau?
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
- So sánh ở từng khía cạnh để nhận biết sự giống và khác nhau giữa các đề:
- Về yêu cầu: cùng là chứng minh tính đúng đắn của một luận điểm (chứng minh tính chân lí đồng nghĩa với chứng minh tính đúng đắn).
- Về vấn đề cần chứng minh, hãy so sánh:
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
và
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ và bài thơ trên không khác nhau. Nhưng phải lưu ý sự khác nhau về cách biểu đạt.
- Câu Có công mài sắt có ngày nên kim nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim.
- Bài thơ của Hồ Chí Minh, vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực, sự bền bỉ (Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền), vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức (Đào núi và lấp biển).
- Đối với cách biểu đạt gián tiếp, mượn hình ảnh để nói thì trước khi tiến hành chứng minh cần phân tích, cắt nghĩa từ nghĩa đen của từ ngữ để xác định được vấn đề cần chứng minh.
Ngoài ra, để nắm vững kiến thức hơn, các em tham khảo thêm
bài giảng Cách làm bài văn lập luận chứng minh và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
3. Hỏi đáp về bài Cách làm văn lập luận chứng minh
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.