Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
- Khi giao tiế cần nói có nội dung, nói những điều có bằng chứng xác thực
2. Soạn bài Các phương châm hội thoại
Câu 1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau>
a. Thừa cụm từ "nuôi ở nhà" vì gia súc là vật nuôi ở nhà.
b. Thừa cụm từ "có hai cánh" vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
Câu 2. Chọn những từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a. Nói có sách mách có chứng.
b. Nói dối.
c. Nói mò.
d. Nói nhăng nói cuội.
e. Nói trạng.
Các câu nói trên đều liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại.
Câu 3. Đọc hội thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.
- Phương châm về lượng vì có một câu thừa: "Rồi có nuôi được không".
Câu 4. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách thức diễn đạt.
a. Người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn: tôn trọng phương châm về chất.
b. Người nói nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là có chủ ý: tôn trọng phương châm về lượng.
Câu 5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
- Ăn đơm nói đặt: vu khống đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ.
- Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng, rồi không thực hiện lời hứa.
- Những thành ngữ trên không tuân thủ phương châm về chất.
Để hiểu rõ hơn phương châm về lượng, phương châm về chất như thế nào các em tham khảo thêm bài giảng Các phương châm hội thoại.
3. Hỏi đáp về bài Các phương châm hội thoại
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Nêu ví dụ các tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại
nêu ví dụ các tình huống ko tuân thủ phương châm hội thoại vì:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
-
Hướng dẫn soan Các phương châm hội thoại
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Ngữ văn lớp 9 ai soạn bài giúp mình với ngay tối nay đi ạ
Mai phải có bài soạn rồi