Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nghệ thuật

  • Kể theo ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy nơi ng đọc, lối kể hồn nhiên chân thực.
  • Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật.

1.2. Nội dung

  • Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.

1.3. Ý nghĩa

  • Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành.
  • Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình.

2. Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Kể tóm tắt truyện Bức tranh cùa em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Gợi ý làm bài

Chuyện kể về hai anh em Kiều Phương. Anh trai bực minh vì em gái hay nghịch bẩn, bừa bãi. Kiều Phương bí mật học vẽ, tài năng hội hoạ của bé được bất ngờ phát hiện. Người anh buồn, coi thường, ghen tị và trở nên gắt gỏng với em vô cớ bởi thấy mình thua kém em. Em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiểu Phương, người anh hối hận vô cùng.

Câu 2. Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

b. Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

Gợi ý làm bài

a.

  • Nhân vật trong truyện gồm có người anh, Kiều Phương, bố mẹ của hai anh em, bé Quỳnh, chú Tiến Lê.
  • Nhân vật được nói đến nhiều nhất là người anh và Kiều Phương. Có thể khẳng định cả hai đều là nhân vật chính của truyện.
  • Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác.

⇒ Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.

b.

  • Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.
  • Cách kể này có tác dụng
    • Tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương.
    • Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.

Câu 3. Em hãy cho biết:

a.  Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b. Vì sao khi tài năng hội hoạ ở em gái minh được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: "Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ".

Gợi ý làm bài

a. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh

  •  (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."

  • (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.

  • (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.

b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:

  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
  • Anh cảm thấy ghen tị với em.

→ Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng".

⇒ Làm cho anh ta thêm xa lánh em.

c. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái

  • Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái
    • Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
    • Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa
  • Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện xấu hổ.
    •  Cậu thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái.
    • Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh?

Gợi ý làm bài

  • Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, sám hối, bị thuyết phục, tự thức nhận về bản thân, về em gái.
  • Cảm nhận về nhân vật người anh
    • Người anh đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu chỉ là nhất thời.
    • Sự hối hận, day dứt nhận ra tài năng, quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong sáng nhân hậu của em gái chứng tỏ cậu cũng là một người biết sửa mình, muốn vươn lên, biết được tính ghen tị là xấu xa.

Câu 5. Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến e cảm mến nhất ở nhân vật này?

Gợi ý làm bài

  • Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư

    • Vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè

    • Sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát.

  • Tài năng
    • Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.
    • Chú Tiến Lê thẩm định cao.
    • Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.
    • Bức tranh được giải nhất quốc tế.
  • Lòng độ lượng và nhân hậu
    • Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.
    • Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.
    • Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

→ Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bức tranh của em gái tôi để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi trước bức tranh được giải nhất của em gái.

Gợi ý làm bài

Đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, người anh giật sững người. Chẳng hiểu sao anh phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, anh trai hoàn hảo đến thế ư? Anh trai nhìn như thôi miên vào dồng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới con mắt anh thì ...

Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vần hồi hộp.

Người anh không trả lời vì anh muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói với mẹ, anh nối rằng: "Không phái con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"

Câu 2. Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.

Gợi ý làm bài

  • Chú ý
    • Để viết được bài miêu tả, cần suy nghĩ về các trạng thái tình cảm trước (buồn vui, hờn giận, ganh tị, ngạc nhiên, sung sướng, thấy đó là động lực,..)
    • Có thể chọn một trạng thái để miêu tả hoặc khéo léo kết hợp hai hay nhiều trạng thái cảm xúc đã nêu trên.
  • Có thể cùng một lớp nhưng thái độ của mỗi người sẽ khác nhau

    • Có nhiều người rất vui khi bạn mình đạt thành tích xuất sắc: niềm vui có thể ồn ào của những người bạn trai, lặng lẽ và tế nhị của bạn gái; có thể biểu hiện bằng lời nói hay hành động.

    • Một số ít ghen tị và buồn nhưng rồi sẽ tự mình thay đổi để cùng chung vui với bạn.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bức tranh của em gái tôi

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) in trong tập “Con dế ma”. được trao giải Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Để dễ dàng triển khai bài viết về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về văn bản Bức tranh của em gái tôi

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?