Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Mỗi bài văn nghị luận có 3 phần:
- Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của bài.
- Để xác định luận điểm trong các phần và mối quan hệ giữa các phần người ta sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau.
2. Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Đọc lại văn bản "Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn" trong SGK, trang 31 để trả lời câu hỏi:
a. Bài văn nêu tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.
- Bài văn nêu tư tưởng: vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.
- Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.
- Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng: Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)
- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
b. Bài văn trên được bố cục ra sao? Hãy nhận xét về cách lập luận của bài văn.
- Quan sát các mô hình sau:
- Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
Bài giảng Bố cục và phương pháp và lập luận trong văn nghị luận để nắm vững kiến thức hơn, chuẩn bị cho bài mới tốt hơn.
3. Hỏi đáp về bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.