A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Cô bé bán diêm và tác giả An-đéc-xen
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích
- Khái quát chung
- Thể loại: truyện ngắn
- Nội dung: truyện kể về cô bé bán diêm trong hoàn cảnh vô cùng đáng thương: nghèo nàn và thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Vào một đêm giao thừa giá rét, cô bé trong trạng thái cùng cực của sự lãnh lẽo, cô độc và nghèo đói, với đôi chân đất, đầu trần, cô nép mình trong bóng tối mênh mông, trong sự lạnh buốt để rồi cô quẹt năm que diêm đốt cháy những mộng tưởng và ao ước của cô bé. Sáng hôm sau, người ta thấy cô bé chết trong trạng thái thanh thản với đôi má hồng và đôi môi mỉm cười. Câu chuyện gây xúc động nhiều với người đọc, và khơi gợi trong chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với những người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc sống
- Phân tích
- Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Thời gian: đêm khuya
- Không gian: rét buốt, tuyết rơi đầy trời, vắng vẻ
- Hình ảnh cô bé bán diêm: một mình, đói, lạnh, lang thang trên đường để mong bán được một bao diêm hay có ai bố thí cho một chút, và cô bé lo sợ vì không bán được bao diêm nào
- Mọi người xung quanh: thờ ơ, hững hờ
- -->Tình cảnh đáng thương của cô bé
- Những mộng tưởng trong đêm giao thừa được khởi nguồn từ những que diêm cô bé đốt (5 lần)
- Lò sưởi ấm áp
- Bàn ăn thịnh soạn
- Cây thông Nô-en lộng lẫy
- Bà nội hiện về
- Hai bà cháu bay lên
- --> Các mộng tưởng hiện kên theo một thứ tự hợp lí và phù hợp cới tâm trạng hoàn cảnh của cô bé. Những mộng tưởng ấy thể hiện mơ ước, khát khao, mong muốn trong lòng cô bé
- Cái chết của cô bé:
- Nguyên nhân: đói, rét
- Một cái chết được tác giả miêu tả với trạng thái thanh thản và toại nguyện (đôi má ửng hồng, đôi môi miểm cười)
- Ý nghĩa cái chết: Nêu bật số phận bất hạnh của cô bé và tố cáo sự thờ ơ, của xã hội, cảnh tỉnh những người vô tâm trước cuộc sống, trước những con người bất hạnh, nghèo khổ
- Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Nghệ thuật:
- Kết cấu tương phản đối lập làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương tội nghiệp của cô bé bán diêm và khắc họa phần nào hình ảnh những con người vô tâm, vô cảm trước sự khó khăn, nghèo đói của người khác
- Trí tưởng tượng bay bổng đã tạo cơ hội cho việc đan xen những yếu tố thật và mộng tưởng trở nên liên kết, tự nhiên….
- Kết hợp các yếu tố: tự sự, miêu tả, và biểu cảm
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, nhận xét chung về câu chuyện
- Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
Gợi ý làm bài
Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen (1805 – 1875) sinh ra trong một gia đình nghèo khổ trên đất nước Đan Mạch, vốn là người đa cảm và có năng khiếu văn chương, ông trở thành nhà văn nổi tiếng với loại truyện dành cho thiếu nhi. Cái tên An-đéc-xen rất quen thuộc với bạn đọc năm châu. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng yêu thích truyện của ông bởi sức hấp dẫn lạ lùng được tạo nên từ sự kết hợp tài tình giữa hiện thực và tưởng tượng, cùng với tính chất hoang đường, kì ảo. Tình thương yêu con người và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của điều thiện là nội dung bao trùm lên toàn bộ sáng tác của An-đéc-xen.
Cô bé bán diêm là câu chuyện vô cùng cảm động về số phận bất hạnh của một cô bé nghèo khổ trong xã hội tư bản đương thời. Đói và rét, cô bé ao ước có lò sưởi ấm, có thịt ngỗng quay, có cây thông Nô-en và bà nội sống dậy cùng em đón giao thừa. Xót xa thay, tất cả đều là mộng tưởng! Cô bé đã chết cóng trong đêm đông giá lạnh.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Thật đau đớn xiết bao khi em bé bán diêm bị xã hội bỏ rơi, bỏ quên trong tuyết phủ đã quyết khước từ cuộc sống, quyết tâm tìm về thế giới bên kia. Trong thế giới của những người sống em không có chỗ đứng, không có điều kiện để sống. Bởi lẽ chỉ cần bán được vài bao diêm thôi cũng đủ mang lại cho em cuộc sống, nhưng cả cái thế giới đi xe song mã ấy, cả cái thế giới nấp sau những cánh cửa sổ sáng rực ánh đèn ấy "chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em". Không giao tiếp được với thế giới những người đang sống, em bé bán diêm tìm cách xác lập mối quan hệ giao tiếp với bà em "Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để níu bà em lại". Kết quả là "Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa".
Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường "một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”, bên cạnh "một bao diêm đã đốt hết nhẵn" thì những người đang sống cũng không thể nào biết được "những cái kỳ diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm”. Bởi vì những người đó ngoài việc sử dụng cái đói, cái rét để tạo sự ngăn cách của họ với em bé thì họ còn xây dựng những bức tường hoặc hữu hình hoặc vô hình để tạo ra sự ngăn cách mới giữa họ và em bé. Họ không có quyền được nhìn thấy, được tận hưởng những gì do mộng tưởng của em tạo ra. Bởi vì em thuộc về một thế giới khác. Cái chết của em bé còn là sự phê phán lối sông ích kỷ, co cụm, chỉ biết mình của thế giới hiện đại. Đó là sự cảm thông sâu sắc của nhà kể chuyện thiên tài Anđecxen.
Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu phân tích truyện Cô bé bán diêm trong chương trình Ngữ văn 8. Chúng tôi tin rằng, với tài liệu này, các em sẽ ôn tập và củng cố kiến thức trọng tâm bài học Cô bé bán diêm một cách thuận tiện hơn. Chúc các em có thêm tài liệu hay.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm phần soạn bài Cô bé bán diêm và bài giảng Cô bé bán diêm để ôn tập và củng cố nội dung bài học được tốt hơn. Và để hiểu hơn về tình cảnh của cô bé bán diêm, hiểu sâu sắc hơn những giá trị mà tác giả muốn truyền tải, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Cảm nghĩ về cô bé bán diêm. Chúc các em có thêm nhiều tài liệu hay và bổ ích.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)