A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Dẫn ra nhận định của G. Ô – ba – rê: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là “một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có ưu điểm lớn nhất là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc”.
- Giới thiệu đoạn trích
- Đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của truyện
- Đoạn trích nói đến cái thiện và cái ác giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn.
2. Thân bài
- Nhân vật Trịnh Hâm:
- Một kẻ có tâm địa hèn hạ, xấu xa.
- Vì ghen ghét với Lục Vân Tiên mà dã tâm hãm hại chàng
- Không những hãm hại Vân Tiên mà còn “la làng” để “lấy lời phôi pha” từ mọi người.
- Hành động của Trịnh Hâm cho thấy hắn là một người bội tín với lời hứa của chính mình.
⇒ Bản chất độc ác, sự lọc lừa, phản trắc của Trịnh Hâm.
- Nhân vật Ngư Ông
- Hình ảnh miêu tả cho thấy gia đình Ngư Ông thật đẹp (đẹp từ nhân cách, quan niệm sống đến việc làm nhân đức). Khi thấy người bị nạn, ông đã lập tức cứu giúp:
-
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
- Hành động nhân nghĩa, mối chân tình của gia đình Ông Ngư đối với người bị nạn.
- Nghe Vân Tiên kể về hoàn cảnh của mình, ông đã cưu mang.
- Dù gia đình rất nghèo, nhưng ông vẫn sẵn lòng đùm bọc kẻ tật nguyền không chốn nương thân.
- Ông không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng:
-
Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân ngĩa, há chờ trả ơn.
-
Quan niệm sống, phong cách sống của Ngư Ông
-
Nghèo mà trong sạch, không màng danh lợi.
-
Ông sống ung dung, tự do, tự tại, kiếm sống bằng chính sức lao động của mình.
-
Cuộc sống thanh cao, vui cùng thiên nhiên, sông nước.
-
⇒ Ngư Ông là hình ảnh tiêu biểu của người dân lao động có đạo đức cao đẹp và trong sáng.
- Thái độ của tác giả Nguyễn Đình Chiểu:
- Hết lòng yêu thương những con người có nhân cách cao thượng như Lục Vân Tiên, Ngư Ông.
- Ghét cay ghét đắng những kẻ xấu xa, độc ác: bọn cướp, Trịnh Hâm,…
3. Kết bài
- Nội dung:
- Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.
- Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả với nhân dân lao động.
- Nghệ thuật
- Tình tiết và diễn biến hành động hợp lí, nhanh gọn.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích sự đối lập thiện - ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
Gợi ý làm bài:
Trong tác phẩm Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (NXB Khoa học Xã hội, 1965), G. Ô - ba-rê từng nhận định: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc". Một trong những tình cảm lớn lao ấy là tấm lòng yêu mến, trân trọng cái thiện đồng thời căm ghét, lên án cái ác ở đời. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, nhà thơ đã thể hiện trọn vẹn sự đối lập thiện - ác tiêu biểu cho toàn bộ tác phẩm.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Đặc biệt, đoạn trích diễn tả đời sống của Ngư Ông, ngôn ngữ và lời thơ rất thanh thoát, uyển chuyến, hình ảnh thơ đẹp, ý tình phóng khoáng mà sâu xa. Đọc đoạn thơ, ta có cảm giác như chính tác giả đang nhập thân vào nhân vật để nói lên cái khát vọng sống của mình.
Qua sự đối lập giữa thiện và ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, tác giả đã thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời. Đó cùng chính là cái gốc sâu xa làm nên sức hấp dẫn của toàn bộ tác phẩm này.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích sự đối lập thiện - ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----